Khảo sát lương 2019 tại Việt Nam (cập nhật liên tục)

Hiện nay một số Công ty đã đưa ra các báo cáo về khảo sát lương của năm 2019. Dưới đây là các khảo sát lương trong doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam năm 2019, chi tiết và các cập nhật sẽ được bổ sung khi có thông tin mới:

1. Robert Walters – SALARY SURVEY 2019 GREATER CHINA & SOUTH EAST ASIA

Khảo sát lương 2019 tại Trung Quốc và Đông Nam Á

Click to access salary-survey-2019-south-east-asia-greater-china.pdf

2. Adecco

Khảo sát lương 2019 tại Việt Nam.

https://drive.google.com/file/d/1T7daXBnXsqQYQAtiiB4MBcpm3EuP_42l/view?usp=sharing

3. VietnamWorks – Báo cáo Thị trường nhân lực ngành Công nghệ thông tin 2019

https://drive.google.com/file/d/1bD2-WlBGz9QId26fNEmPdRUw3Pa2k0sy/view

4. VietnamWorks – Khảo sát lương người tìm việc VN 2019

https://docs.google.com/viewer?a=v&pid=sites&srcid=ZGVmYXVsdGRvbWFpbnxuZ3V5ZW52YW5ob2FxdGNsfGd4OjMxM2ZmYzNiNzExMzdjMw&fbclid=IwAR0oXlzmVq8urO69pRf2hpQvEqQXNcMXFGKpDeJoxE78sVCOytKVudFR270

Brother Enemy: The War After The War – Nayan Chanda

Lâu lắm rồi chưa đọc một quyển sách về lịch sử và nhân dịp các phương tiện thông tin được “mở cửa” đưa tin về Chiến tranh biên giới 1979, đọc 1 cuốn sách dưới góc nhìn của bên thứ 3 để xem họ nhìn nhận ra sao về cuộc chiến này.

Brother Enemy: The War After The War – Huynh đệ tương tàn: Chiến tranh tiếp diễn của Nayan Chanda không chỉ viết về những quan sát của ông – một nhà báo Ấn Độ – trong thời kỳ 1975 – 1986, mà còn thể hiện những quan điểm, góc nhìn về một Việt Nam luôn nằm giữa những lợi ích đan xen của những nước lớn trên thế giới cũng như lịch sử đầy những nghi ngờ lẫn nhau của các nước Đông Dương.

Về lịch sử, từ trước công nguyên, triều đình Trung Hoa không ngừng cố gắng khuất phục Việt Nam. Và Việt Nam, trong khi chống lại áp lực Trung Hoa, mai mỉa thay, lại tìm cách trở thành một đệ tử ngoan của Trung Hoa bằng cách tự biến thành một Trung Hoa nhỏ. Sự đồng hóa văn minh Trung Hoa đã đem lại cho người Việt Nam phương cách tổ chức chính trị và kinh tế để có thể đương đầu với thiên triều. Trong khi chiến đấu để giành độc lập, người Việt Nam phát triển một kiểu mẫu chính trị pha trộn giữa hai tính bền vững và uyển chuyển. Sự bền vững bảo tồn tính khác biệt và độc lập, sự uyển chuyển là tính thỏa hiệp với Trung Hoa. Tính độc đáo này cũng phản ảnh quan điểm hai mặt với Trung Hoa, đánh dấu sự yêu mến và thù ghét, thua kém và tự hào, lòng can đảm anh dũng và sự tự đắc. Điều ấy lại được củng cố bởi tinh thần làm chủ của mình, luôn luôn được tài bồi bởi ý thức về sức mạnh Trung Hoa và lòng khâm phục của người Việt đối với Trung Hoa. Các nhà lãnh đạo Việt Nam hiểu rất rõ rằng ngay từ khi mới giành được độc lập, tinh thần anh dũng của dân tộc họ, đất đai thuận lợi, và chiến lược hay có thể đánh bại các cuộc xâm lược, nhưng Trung Hoa là một nước quá đông dân, và tiềm năng của họ rất phong phú. Việt Nam phải đối đầu với Trung Hoa biết tới bao giờ mới thôi. Chấp thuận bá quyền của Trung Hoa, các nhà lãnh đạo Việt Nam có thể tránh được sự can thiệp của quốc gia này. Có nhà viết sử Việt Nam nói rằng: “Nhượng bớt quyền hành cho Trung Hoa có lợi hơn cho các vị vua Việt Nam, có thể bảo đảm an toàn được trong khi loạn lạc có Trung Hoa che chở còn trong thời bình thì không bị Trung Hoa chiếm đóng hoặc cai trị trực tiếp”.

Cùng với sự tồn tại của Trung Hoa là sự tồn tại của các nước bên cạnh Việt Nam như Chiêm Thành, Campuchia, Thái Lan và Lào. Người Campuchia luôn mang thái độ nghi ngờ và thù địch với Việt Nam và Thái Lan đến tận ngày nay bởi lẽ hai nước này nhiều lần xâm lược và lấn đất của họ từ hai phía. Việt Nam biện giải việc họ giám hộ Campuchia và Lào là vì lý do an ninh. Nguyễn Tri Phương, một vị quan lại của triều đình Huế, năm 1835 viết: “Việt Nam ở vào một vị trí tối nguy hiểm, liền với một nước lớn mà dân số đông hơn tới mấy chục lần, hiếu chiến, luôn luôn muốn bành trướng, sát nhập đất đai xứ mà họ cho là man rợ hơn. Đó là Trung Hoa. Phía đông và phía tây thì nối liền với các dân tộc cũng muốn bành trướng và quấy nhiễu chúng ta. Họ phải luôn luôn chống lại sự xâm lược của các dân tộc và các bộ lạc để giữ mình và để tấn bộ… Campuchia thì yếu và thường khốn khổ vì các cuộc nội loạn, bị quân Xiêm La xâm lấn mà bọn này thường tàn sát hàng loạt. Bởi vậy, nước này đã nhiều lần yêu cầu quân ta đến để vãn hồi an ninh trật tự trong nước họ.” Không những vậy, trong lịch sử, người Việt luôn có tư tưởng các dân tộc ở Lào và Campuchia lạc hậu hơn, kém thông minh hơn mình, và đối xử với các dân tộc này với tư thế bề trên như cách mà Trung Hoa đối xử với Việt Nam.

Còn rất nhiều thông tin thú vị khác được cuốn sách đưa ra (Ví dụ: Không như huyền thoại trong dân chúng về giấc mơ của Hồ Chí Minh xây dựng một “Liên Bang Đông Dương” do Hà Nội kiểm soát, điều đưa ông tiến tới việc thành lập đảng Cộng Sản Đông Dương, ý niệm về trách nhiệm rộng rãi hơn đói với toàn bộ khu vực nầy khởi nguyên từ Quốc Tế Cộng Sản tại Moscow hay Đệ Tam Quốc Tế. Các nhà nghiên cứu mới đây cho thấy hồi thập niên 1930 nhóm Cộng Sản Việt Nam tập họp tại Hồng-Kông để thành lập đảng Cộng Sản lấy tên là Việt Nam Cộng Sản đảng (VCP). Quyết định đó đã bị Đệ Tam Quốc Tế khiển trách vì theo đuổi một chính sách quốc gia hẹp hòi và không lưu tâm tới chủ nghĩa quốc tế vô sản. Sau đó, lệnh của Đệ Tam Quốc tế đổi tên thành Đông Dương Cộng Sản đảng (ICP). Việc đổi tên này được lý luận rằng thực dân Pháp ở Đông Dương là kẻ thù chung của dân tộc ba nước Đông Dương. Do đó, cần tổ chức chung một lực lượng để chống lại nó.). Tóm lại ngắn gọn thì Việt Nam luôn phải toan tính để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của mình, dù cho trong thời điểm được các nước “anh em, đồng chí” hỗ trợ thì họ cũng luôn muốn kiềm chế sự phát triển của Việt Nam để “dễ bảo” và sẵn sàng hi sinh mối quan hệ với Việt Nam để đổi lấy quan hệ với nước lớn hơn. Thật đúng với câu: “Không có bạn bè vĩnh cửu, chỉ có lợi ích vĩnh cửu”.

Nội dung chi tiết của cuốn sách: http://tve-4u.org/threads/anh-em-thu-dich-nayan-chanda-brother-enemy-the-war-after-the-war-1986.32030/

Joseph Stiglitz bàn về trí tuệ nhân tạo: “Chúng ta đang hướng tới một xã hội bị phân hóa nhiều hơn”

Công nghệ có thể cải thiện đáng kể cuộc sống, Joseph Stiglitz nói – nhưng chỉ khi nào những người khổng lồ về công nghệ kiểm soát nó theo những quy định hợp lý. “Những gì chúng ta đang có bây giờ hoàn toàn không thỏa đáng”.

Joseph Stiglitz phải rất khó khăn để giữ mình là một người lạc quan khi đối mặt với tương lai ảm đạm mà ông lo sợ có thể sẽ xảy đến. Người được trao giải Nobel và là cựu kinh tế trưởng tại Ngân hàng Thế giới đã có suy nghĩ cẩn trọng về cách thức trí tuệ nhân tạo sẽ tác động đến cuộc sống của chúng ta. Về mặt công nghệ, chúng ta có thể tự mình xây dựng một xã hội giàu có hơn và có thể tận hưởng một tuần làm việc ngắn hơn, ông nói. Nhưng có vô số cạm bẫy phải tránh trên đường. Những gì mà Stiglitz suy nghĩ trong đầu hầu như không hề tầm thường. Ông lo lắng về những động thái vụng về dẫn đến sự khai thác thường nhật trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, làm cho xã hội phân hóa hơn bao giờ hết và đe dọa đến các nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ.

“Trí tuệ nhân tạo và robot hóa có tiềm năng làm tăng năng suất của nền kinh tế và, trên nguyên tắc, có thể làm cho mọi người có cuộc sống tốt hơn,” ông nói. “Nhưng chỉ khi chúng được quản lý tốt.”

Ngày 11 tháng 9, ông sẽ đến London để giảng bài mới nhất trong loạt bài của chương trình You and AI series thuộc Hiệp hội Hoàng gia. Stiglitz sẽ nói về tương lai của việc làm, một lĩnh vực đã được dự báo thường xuyên, nhưng mâu thuẫn và đáng lo ngại. Tháng trước, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Anh, Andy Haldane, đã cảnh báo rằng những “mảng lớn” lực lượng lao động của nước Anh đang đối mặt với thất nghiệp khi trí tuệ nhân tạo và các công nghệ khác đang tự động hóa nhiều việc làm hơn. Ông không cần phải nói về những việc làm mới mà trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra. Một báo cáo từ PwC vào tháng 7 cho biết trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra nhiều việc làm bằng với việc nó phá hủy chúng – có lẽ còn nhiều hơn nữa. Cùng với cuộc cách mạng công nghiệp, cảnh cơ cực sẽ xảy ra không chỉ từ việc thiếu việc làm, mà còn từ khó khăn trong việc chuyển đổi từ một việc làm này sang một việc làm khác.

Sự khác biệt mà Stiglitz nói đến nằm giữa một trí tuệ nhân tạo thay thế người lao động và một trí tuệ nhân tạo giúp người lao động làm công việc của họ hiệu quả hơn. Trí tuệ nhân tạo đã giúp các bác sĩ làm việc hiệu quả hơn. Ví dụ tại bệnh viện Addenbrooke ở Cambridge, các nhà tư vấn về ung thư dành ít thời gian hơn trước đây để lên kế hoạch xạ trị cho những người bị ung thư tuyến tiền liệt, do có một hệ thống trí tuệ nhân tạo được gọi là InnerEye, tự động đánh dấu tuyến trên hình chụp cắt lớp của bệnh nhân. Các bác sĩ chữa trị bệnh nhân một cách nhanh hơn, bệnh nhân bắt đầu được điều trị sớm hơn và liệu pháp xạ trị được thực hiện với độ chính xác cao hơn.

Đối với các chuyên gia khác, công nghệ là một mối đe dọa lớn hơn. Các kỹ thuật viên trí tuệ nhân tạo được đào tạo tốt hiện đang phát hiện tốt hơn các khối u vú và các bệnh ung thư khác so với các bác sĩ X quang. Điều đó có nghĩa là các bác sĩ X quang sẽ đối diện với nạn thất nghiệp trên diện rộng không? Điều đó không đơn giản là như vậy, Stiglitz nói. “Việc đọc một hình chụp cộng hưởng từ (MRI) chỉ là một phần của công việc, bạn không thể dễ dàng tách công việc đó với các công việc khác.”

Tuy nhiên, một số công việc có thể được thay thế hoàn toàn. Chủ yếu là những công việc đòi hỏi tay nghề thấp: tài xế xe tải, nhân viên thu ngân, nhân viên trung tâm cuộc gọi và nhiều hơn nữa. Tuy vậy, một lần nữa, Stiglitz thấy được lý do để cẩn trọng về những gì sẽ có ý nghĩa đối với nạn thất nghiệp nói chung. Có một nhu cầu rất lớn về lao động không có tay nghề trong ngành giáo dục, dịch vụ y tế và chăm sóc người cao tuổi. Stiglitz nói: “Nếu quan tâm đến con cái chúng ta, nếu quan tâm đến người cao tuổi của chúng ta, nếu quan tâm đến người bệnh, thì chúng ta có rất nhiều việc làm phục vụ những người đó.” Nếu trí tuệ nhân tạo chiếm đoạt một số việc làm không cần tay nghề, thì chúng ta có thể làm giảm nhẹ tai họa đó bằng cách thuê mướn nhiều người làm việc hơn trong ngành y tế, giáo dục và chăm sóc người cao tuổi, và trả cho họ một mức lương phù hợp, ông nói.

Stiglitz đã giành giải Nobel kinh tế năm 2001 vì những phân tích của ông về thông tin không hoàn hảo trên thị trường. Một năm sau, ông xuất bản cuốn Globalisation and Its Discontents (Toàn cầu hoá và những mặt trái của nó), một cuốn sách đã bóc trần sự vỡ mộng của ông đối với Quỹ Tiền tệ Quốc tế – tổ chức liên kết với Ngân hàng Thế giới – và, rộng, cả với Bộ Tài chính Hoa Kỳ. Ông lập luận rằng các cuộc đàm phán thương mại bị giật dây bởi các tập đoàn đa quốc gia, gây bất lợi cho người lao động và người dân thường. “Điều tôi muốn nhấn mạnh là đã đến lúc phải tập trung vào những vấn đề chính sách công xung quanh trí tuệ nhân tạo, bởi vì những lo ngại này là một sự tiếp diễn những lo ngại mà quá trình toàn cầu hóa và đổi mới đã mang lại cho chúng ta. Chúng ta đã chậm chạp trong việc nắm bắt những gì họ đang làm và chúng ta không nên lặp lại sai lầm đó một lần nữa.”

Ngoài tác động của trí tuệ nhân tạo lên việc làm, Stiglitz còn thấy nhiều tác lực nguy hiểm khác. Được trang bị với trí tuệ nhân tạo, các công ty công nghệ có thể trích xuất ý nghĩa từ dữ liệu mà chúng ta cung cấp khi tìm kiếm, mua sắm và nhắn tin cho bạn bè của mình. Bề ngoài dữ liệu đó được sử dụng để cung cấp một dịch vụ được cá nhân hóa nhiều hơn. Đó là một viễn cảnh. Mặt khác là dữ liệu của chúng ta được sử dụng để chống lại chúng ta.

Stiglitz nói: “Những gã khổng lồ về công nghệ mới này đang đặt ra những vấn đề rất sâu sắc về quyền riêng tư và khả năng khai thác người dân thường, những người chưa bao giờ được đề cập trong các thời trước đây về thế mạnh độc quyền”. “Trước đây, bạn có thể tăng giá. Giờ đây, bạn có thể nhắm đến những cá nhân cụ thể bằng cách khai thác thông tin của họ.”

“Chúng ta đã đi từ một tuần làm việc 60 giờ sang một tuần làm việc 45 giờ và chúng ta có thể đi đến một tuần làm việc 30 hoặc 25 giờ” – Joseph Stiglitz

Tiềm năng các bộ dữ liệu được kết hợp là điều mà Stiglitz lo lắng nhiều nhất. Ví dụ, giờ đây, các nhà bán lẻ có thể theo dõi khách hàng thông qua chiếc điện thoại thông minh của khách hàng, khi họ di chuyển quanh các cửa hàng và có thể thu thập dữ liệu về những gì bắt mắt khách hàng và hiển thị những gì khách hàng bỏ qua.

“Khi tương tác với Google, Facebook, Twitter và các ứng dụng khác, họ thu thập rất nhiều dữ liệu về bạn. Nếu các dữ liệu đó được kết hợp với các dữ liệu khác, thì các công ty có rất nhiều thông tin về bạn với tư cách một cá nhân – nhiều thông tin hơn bạn có về bản thân mình”, ông nói.

“Ví dụ, họ biết rằng những người tìm kiếm theo cách này luôn sẵn sàng chi trả nhiều tiền hơn. Họ biết mọi cửa hàng mà bạn tham quan. Điều đó có nghĩa là cuộc sống ngày càng trở nên không dễ chịu, bởi vì mỗi lần bạn quyết định mua sắm tại một cửa hàng nào đó có thể khiến bạn phải chi trả nhiều tiền hơn. Trong phạm vi mà con người nhận thức được trò chơi này, thì nó đã bóp méo hành vi của họ. Điều rõ ràng là nó mang lại một mức độ lo lắng trong mọi thứ chúng ta làm và làm tăng nhiều hơn nữa tình trạng bất bình đẳng.”

Stiglitz đặt ra một câu hỏi mà ông nghi ngờ các công ty công nghệ đã phải đối mặt trong nội bộ. “Cách nào dễ hơn để kiếm tiền: tìm ra một cách tốt hơn để khai thác một ai đó, hay tạo ra một sản phẩm tốt hơn? Với trí tuệ nhân tạo mới, có vẻ như câu trả lời là tìm một cách tốt hơn để khai thác một ai đó.”

Những tiết lộ nghiêm trọng về cách thức nước Nga sử dụng Facebook, Twitter và Google để can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 của Hoa Kỳ cho thấy mức độ hiệu quả mà con người có thể bị chọn làm mục tiêu với những thông điệp cho từng đối tượng. Stiglitz lo ngại rằng các công ty đang sử dụng, hoặc sẽ sử dụng, những chiến thuật tương tự để khai thác khách hàng, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương, chẳng hạn như người nghiện mua sắm. “Trái ngược với một bác sĩ có thể giúp chúng ta quản lý nhược điểm của mình, mục tiêu của họ là tận dụng bạn nhiều nhất có thể” ông nói. “Tất cả những xu hướng tồi tệ nhất của khu vực tư nhân trong việc lợi dụng con người được các công nghệ mới này làm trầm trọng thêm.”

Stiglitz lập luận rằng cho đến nay chưa có một chính phủ nào cũng như một công ty công nghệ nào đã làm điều gì đó đủ để ngăn chặn những hành vi lạm dụng như vậy. “Những gì chúng ta có bây giờ là hoàn toàn không thỏa đáng,” ông nói. “Không có hành động gì để hạn chế kiểu hành vi xấu này, và chúng ta có đủ bằng chứng cho thấy có những người sẵn sàng làm điều đó, những người không hề hối hận về mặt đạo đức.”

Stiglitz tin rằng, đặc biệt ở Hoa Kỳ, đã từng có một sự sẵn sàng để các công ty công nghệ giải quyết các quy tắc ứng xử và tuân thủ chúng. Một trong nhiều lý do là sự phức tạp của công nghệ có thể khiến nó trở nên đáng sợ. “Nó lấn át rất nhiều người và phản ứng của họ là: ‘Chúng ta không thể làm điều đó, chính phủ không thể làm điều đó, chúng ta phải để chuyện đó cho những gã khổng lồ về công nghệ.’”

Nhưng Stiglitz nghĩ rằng quan điểm trên đang thay đổi. Có một nhận thức ngày càng tăng về cách thức các công ty có thể sử dụng dữ liệu để nhắm đến khách hàng làm mục tiêu, ông tin như vậy. “Ban đầu, rất nhiều bạn trẻ đã quan niệm rằng tôi không có gì để che giấu: nếu bạn cư xử tốt, thì có gì phải sợ? Mọi người suy nghĩ: “Có gì hại với điều đó?” Còn giờ đây họ nhận ra có thể có rất nhiều điều tai hại. Tôi nghĩ một bộ phận lớn người Mỹ không còn tin điều tốt về các công ty công nghệ.”

Vì vậy, làm thế nào để trở lại đúng hướng? Những biện pháp mà Stiglitz đề xuất là rất rộng và khó có thể hình dung cách thức chúng có thể được đưa vào thực hiện một cách nhanh chóng. Cấu trúc điều tiết phải được quyết định một cách công khai, ông nói. Điều này sẽ bao gồm những dữ liệu nào mà các công ty công nghệ có thể lưu trữ; những dữ liệu nào mà họ có thể sử dụng; liệu họ có thể hợp nhất nhiều bộ dữ liệu khác nhau hay không; họ có thể sử dụng dữ liệu đó vì những mục đích gì; và mức độ minh bạch mà họ phải cung cấp về những gì họ làm với dữ liệu. “Đây là tất cả các vấn đề cần phải được quyết định”, ông nói. “Bạn không thể cho phép những gã khổng lồ về công nghệ làm điều đó. Điều đó phải được thực hiện một cách công khai với nhận thức về nguy cơ mà các công ty công nghệ đại diện.”

Những chính sách mới là cần thiết để kiềm chế thế mạnh độc quyền và phân phối lại khối tài sản khổng lồ được tập trung ở các công ty trí tuệ nhân tạo hàng đầu, ông nói thêm. Tháng này, Amazon trở thành công ty thứ hai, sau Apple, đạt được một giá trị thị trường lên đến 1 nghìn tỷ US$. Giá trị thị trường của hai công ty này giờ đây nhiều hơn giá trị thị trường của 10 công ty dầu hỏa hàng đầu kết hợp lại. Stiglitz nói: “Khi bạn có quá nhiều của cải tập trung vào trong tay của một số tương đối ít người, thì bạn có một xã hội bất bình đẳng nhiều hơn và điều đó không tốt cho nền dân chủ của chúng ta.”

Chỉ thuế thì chưa đủ. Đối với Stiglitz, đây là vấn đề về sức mạnh thương lượng lao động, quyền sở hữu trí tuệ, xác định lại và thực thi các luật cạnh tranh, luật quản trị doanh nghiệp và cách thức hoạt động của hệ thống tài chính. “Đó là một chương trình nghị sự rộng lớn hơn nhiều so với chỉ vấn đề phân phối lại thu nhập”, ông nói.

Stiglitz không phải là người hâm mộ thu nhập cơ bản phổ quát (UBI), một đề xuất theo đó mọi người đều nhận được một khoản trợ cấp không ràng buộc để trang trải chi phí sinh hoạt. Những người ủng hộ tranh luận rằng, khi các công ty công nghệ thu được nhiều của cải hơn, thì UBI có thể giúp phân phối lại thu nhập và đảm bảo rằng mọi người đều được hưởng lợi. Nhưng, với Stiglitz, UBI là một cái cớ để lẩn tránh trách nhiệm. Ông không tin đó là điều mà hầu hết người dân mong muốn.

“Nếu không thay đổi khung tổng thể về kinh tế và chính sách của chúng ta, thì những gì chúng ta đang hướng tới là sự bất bình đẳng lớn hơn về tiền lương, sự bất bình đẳng lớn hơn về thu nhập và của cải, và một tỷ lệ thất nghiệp chắc chắn cao hơn và một xã hội phân hóa nhiều hơn. Nhưng không có điều nào kể trên là không thể tránh khỏi” ông nói. “Bằng cách thay đổi các quy tắc, chúng ta có thể tiến đến một xã hội giàu hơn, với những thành quả được phân chia công bằng hơn, và có nhiều khả năng mọi người có tuần làm việc ngắn hơn. Chúng ta đã đi từ một tuần làm việc 60 giờ sang một tuần làm việc 45 giờ và chúng ta có thể đi đến một tuần làm việc 30 hoặc 25 giờ.”

Ông cảnh báo không có điều gì nói trên sẽ xảy ra ngay lập tức. Để bắt đầu, một cuộc tranh luận công khai mạnh mẽ hơn xung quanh trí tuệ nhân tạo và công việc là cần thiết để đưa ra những ý tưởng mới. “Thung lũng Silicon có thể thuê một phần không cân xứng (những người làm việc trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo), nhưng có thể không có nhiều người hiểu được điều đó, kể cả những người từ Thung lũng Silicon, những người đã trở nên bất bình với những gì đang diễn ra”, ông nói. “Mọi người sẽ, và đã bắt đầu, suy nghĩ về những ý tưởng mới. Sẽ có những người có kỹ năng, cố gắng tìm ra các giải pháp.”

https://www.theguardian.com/technology/2018/sep/08/joseph-stiglitz-on-artificial-intelligence-were-going-towards-a-more-divided-society

The Future of Work Framework

“Trong 60 năm qua, NASA đã thu hút thành công những nhà thám hiểm bẩm sinh tò mò, không ngừng khám phá những điều chưa biết vì lợi ích của nhân loại. Khi NASA chuẩn bị cho 60 năm tới, chúng tôi đang khám phá Tương lai của Công việc có ý nghĩa như thế nào đối với lực lượng lao động và công việc của mình. Theo đó, chúng tôi phát hiện ra những yếu tố định hình các thay đổi đến thế giới và tìm thấy những hiểu biết và cơ hội mới để xây dựng lực lượng lao động cho tương lai. Khung công việc trong tương lai của NASA là một công cụ hữu ích cho bất kỳ tổ chức nào quan tâm đến việc tổ chức, tuyển dụng, phát triển và thu hút nhân tài của thế kỷ 21.”

Văn phòng Giám đốc Vốn nhân lực của NASA (NASA’s Office of the Chief Human Capital Officer – OCHCO) đã thực hiện các nghiên cứu về những những yếu tố định hình tương lai của công việc và tác động của chúng tới NASA để có thể phát triển các chiến lược nhân tài tương thích với công việc mới, lực lượng lao động và nơi làm việc trong tương lai. Kết quả của nghiên cứu trên là “Tương lai của công việc” – một báo cáo và khuôn khổ, đưa ra tám chủ đề chính làm nổi bật những hiểu biết, thách thức và cơ hội hữu hình cho NASA. “Tương lai của công việc” đóng vai trò như một la bàn nền tảng cho NASA khi dấn thân vào một hành trình mới hướng đến tương lai mà lực lượng lao động của họ có thể thích nghi, có tính bền vững và táo bạo.
Tám chủ đề nổi lên từ các kết quả nghiên cứu được phân loại thành 4 yếu tố chính và có tính giao thoa với nhau: Sứ mệnh, con người, nơi làm việc và công nghệ. Các chủ đề bao gồm từ việc xem xét lại một cách cơ bản vai trò của các tổ chức và cá nhân, để nắm lấy vai trò phụng sự ngày càng tăng của công nghệ nhằm tăng cường và trao quyền cho lực lượng lao động. 8 chủ đề đó là:

Chủ đề 1: Thiết kế cho sự lanh lẹ (agile), tập trung vào tác động

Để các tổ chức phát triển mạnh trong thế giới ngày nay, bắt buộc phải di chuyển nhanh hơn, thích nghi nhanh, tạo thuận lợi cho việc học tập nhanh và nắm bắt nhu cầu năng động của lực lượng lao động ngày càng đa dạng. Công việc ngày nay đòi hỏi tài năng phải đáp ứng công việc ngày càng phức tạp, đòi hỏi kỹ năng đa ngành, được phân phối bởi các nhóm người, kết nối với nhau có các mục tiêu bao quát gắn liền với hiệu suất và năng suất của tổ chức. Công việc ngày nay đòi hỏi các tài năng linh hoạt để đáp ứng các công việc ngày càng phức tạp, yêu cầu các kỹ năng đa ngành, thực hiện bởi một nhóm người được kết nối lại với nhau bằng các mục tiêu gắn liền với năng suất và hiệu quả của tổ chức.

Chủ đề 2: Định nghĩa lại nhân tài

Để thu hút được những nhân tài hàng đầu, các tổ chức cần nắm lấy nhóm nhân tài năng động mới mà gia nhập tổ chức thông qua tất cả các cách thức sắp xếp công việc mới ( ví dụ: hợp đồng lao động theo kiểu truyền thống với các nhà khoa học quần chúng (citizen scientists)), và đồng thời với việc lập kế hoạch chiến lược nguồn nhân lực, thu hút nhân tài và quản lý nghề nghiệp phải giúp cho lực lượng lao động bền vững trước các thay đổi trong ưu tiên của sứ mệnh. Nhân tài cần được xác định lại một cách xuyên suốt từ nhân viên toàn thời gian đến bán thời gian và được bổ sung bằng tài năng của máy móc (ví dụ trí tuệ nhân tạo và robot).

Chủ đề 3: Học hỏi và phát triển trọn đời

Tuổi thọ gia tăng và lực lượng lao động toàn cầu già đi mang đến cho các tổ chức những thách thức chưa từng có và những cơ hội chưa từng được khai thác. Các tổ chức với sứ mệnh phát triển khoa học và công nghệ phải đánh giá cao giá trị và cung cấp khả năng học tập và phát triển cho lực lượng lao động của họ để đảm bảo tính phù hợp và khả năng cạnh tranh liên tục.

Chủ đề 4: Sắp xếp nhân tài, phát triển nghề nghiệp

Thành công phụ thuộc vào việc cung cấp cho nhân viên những trải nghiệm truyền cảm hứng và thách thức họ trong suốt sự nghiệp. Các tổ chức cần các chuyên gia và lãnh đạo được đào tạo tốt, có kinh nghiệm tương xứng với yêu cầu của sứ mệnh thông qua việc sử dụng các nhiệm vụ tạm thời, luân chuyển nội bộ, tái bổ nhiệm và tái phân công công việc, những việc này cần được thực hiện trong tổ chức và thể hiện trong cam kết với bên ngoài.

Chủ đề 5: Bao quát không gian làm việc và sự hợp tác hiện đại

Công việc hiện có thể được tiến hành ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào thông qua việc cung cấp thông tin, dữ liệu và công cụ cho một lực lượng lao động ngày càng di động. Nơi làm việc cũng phải thích ứng với công việc và lực lượng lao động phát triển. Không gian làm việc hiện đại đang được thiết kế lại cho sự linh hoạt, tự chủ và hợp tác và để kích hoạt một lực lượng lao động ngày càng tách biệt và năng động.

Chủ đề 6: Thiết kế cho sự chia sẻ và bảo mật

Khả năng của các tổ chức trong việc chuyển đổi những hiểu biết thành hành động là rất quan trọng. Tuy nhiên, việc truy cập dữ liệu thường bị hạn chế do mâu thuẫn giữa chia sẻ và bảo mật. Chiến lược quản lý dữ liệu doanh nghiệp và kiến trúc dữ liệu phổ biến, hiện đại là rất quan trọng để chia sẻ thông tin và dữ liệu một cách an toàn.

Chủ đề 7: Ưu tiên chuyển đổi kỹ thuật số

Chuyển đổi kỹ thuật số dẫn đến những quyết định sáng suốt hơn và hiệu quả hoạt động cao hơn đang diễn ra ở mọi ngành công nghiệp và vẫn là một quá trình đang diễn ra liên tục tại chính quyền liên bang.

Chủ đề 8: Giải phóng sức mạnh của tự động hóa, phân tích dự báo, thuật toán và trí tuệ nhân tạo (AI)

Những tiến bộ trong công nghệ sẽ cho phép các tổ chức quản lý và phân phối tốt hơn các công việc đến các cá nhân đủ năng lực, thay thế hoặc thuê ngoài đối với những công việc khác hoặc thông thường là tăng cường lực lượng lao động hiện có. Khi máy móc bắt đầu suy nghĩ và hành động giống con người, các tổ chức sẽ có thể đánh giá hiệu quả hơn dữ liệu theo thời gian thực, chuyển tiếp các phản hồi, phân bổ các nhiệm vụ dựa trên đánh giá, hợp lý hóa các quy trình dựa trên kiến thức/hiểu biết và cho phép ra quyết định khách quan hơn.

Mỗi chủ đề bao gồm những hiểu biết chắt lọc từ các nghiên cứu và phân tích, và nêu bật những thách thức và cơ hội tương ứng dựa trên vị trí của NASA hiện tại. Các bài đăng trên blog sắp tới sẽ tập trung vào tám chủ đề chi tiết hơn.

https://blogs.nasa.gov/futureofwork/2018/11/15/the-future-of-work-framework/

8 động lực định hình người tiêu dùng tương lai (P2)

(Phần 1 xem tại đây)

5. ĐỘNG LỰC 5: Công nghệ thông minh vô hình

Người tiêu dùng nhận thức được công nghệ ngày nay được đưa vào sử dụng ngày càng nhiều với các tính năng tương tác hơn và đi sâu hơn vào cuộc sống hàng ngày của họ hơn. Tuy nhiên trong tương lai, con người sẽ ít nhận thức về điều đó – nhiều dịch vụ hoặc thiết bị mà chúng ta thường dựa vào sẽ trở nên “vô hình.”
Một thế giới nơi mà thông tin, công nghệ và dữ liệu đã hoàn toàn lấn sâu vào cuộc sống của chúng ta sẽ loại bỏ sự bất tiện và tăng thêm giá trị vượt bậc cho người tiêu dùng. Với gần 20 tỷ “thiết bị có kết nối” dự kiến sẽ được sử dụng vào năm 2020
, nhiều tương tác công nghệ mà chúng ta trải nghiệm ngày nay sẽ hoàn toàn biến mất.
Chúng ta sẽ không còn phải mang theo thẻ căn cước, thẻ ngân hàng hoặc chìa khóa ra vào cửa; mọi dịch vụ đều có thể được cá nhân hóa và phù hợp với ngữ cảnh cụ thể của mỗi người. Mô hình thay đổi này sẽ mang đến một tác động khổng lồ.
Một dự báo cho thấy 10% GDP toàn cầu sẽ được lưu trữ trên blockchain vào năm 2027.
Chi phí cho doanh nghiệp, chính phủ và các tổ chức khác có khả năng giảm đáng kể, và bước tiến này sẽ mở cánh cửa đến nhiều loại sản phẩm hoặc mô hình dịch vụ khác. Các công ty sẽ có thể tối ưu hóa chuỗi cung ứng của họ theo những cách mà ngày nay chưa ai có thể thực hiện được.

CÂU HỎI ĐẶT RA CHO NHÀ LÃNH ĐẠO: ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA KHI CÔNG NGHỆ TRỞ NÊN VÔ HÌNH?
• Làm thế nào để xác định được các giá trị mang lại từ ra quyết định dựa trên thông tin đa chiều?
• Lợi ích từ việc sử dụng công nghệ tự động thông minh sẽ được tính toán như thế nào?
• Những yếu tố nào xác định nhu cầu cải thiện các giác quan con người bằng máy móc?
• Nếu các sản phẩm luôn không ngừng đổi mới, những yếu tố nào sẽ thúc đẩy nhu cầu của quá trình này?

Để sự tích hợp vượt bậc này có thể xảy ra mà không hình thành sự độc quyền theo chiều dọc (vertical monopolies) hay độc quyền hoàn toàn (total monopolies) – các hệ thống riêng biệt sẽ phải cộng tác và trao đổi thông tin với nhau với tốc độ bằng một phần nhỏ của giây.
Tương tác tự động và được thống nhất cần phải là một quá trình rất thông minh và xuyên suốt. Khái niệm cạnh tranh sẽ thay đổi hoàn toàn, và mọi người sẽ cần phải học cách tin tưởng AI đưa ra những quyết định thay cho họ.

6. ĐỘNG LỰC 6:  Khi cuộc sống được “trò chơi hóa”, các thương hiệu sẽ “chơi” như thế nào?

Ngày nay, giới trẻ sống ở các quốc gia mà các trò chơi điện tử được ưa chuộng nhiều thường dành trung bình 10.000 giờ chơi các trò chơi trực tuyến ở tuổi 21, số thời gian này bằng với tổng số thời gian mà họ đến trường học.
Thực tế ảo (virtual
Reality) và công nghệ tương tác thực tế (Augmented Reality) sẽ trở thành một phần tương tác thiết yếu của cuộc sống hàng ngày trên các phương tiện liên lạc, truyền thông, trò chơi và giải trí.
Với công nghệ được sử dụng ngày càng trở nên phức tạp và thực tiễn, trải nghiệm người dùng sẽ bao gồm trò chơi hóa (gamify) những thói quen hằng ngày, biến đổi sự nhàm chán thành các trải nghiệm ngoạn mục. Các phương tiện truyền thông giao tiếp sẽ được kết hợp với lĩnh vực thương mại điện tử khi “trải nghiệm thương hiệu” (brand
experiences) trở thành một nguồn giải trí thịnh hành đối với người dùng.
Phần lớn nội dung chúng ta tiếp cận trong thời đại kỹ thuật số mới này sẽ được tạo ra bởi chính người tiêu dùng tương lai. Mỗi người đều có thể trở thành nhà sản xuất của riêng mình: phối trộn nội dung và chỉnh sửa, đăng tải trải nghiệm của họ để tạo hứng thú cho người xem.

CÂU HỎI ĐẶT RA CHO NHÀ LÃNH ĐẠO: ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA KHI CUỘC SỐNG ĐƯỢC “TRÒ CHƠI HÓA”
(GAMIFIED)?
• Xu hướng “Gamification” thúc đẩy nhu cầu và sự gắn kết khách hàng với thương hiệu như thế nào?
• Các thương hiệu thích ứng như thế nào trước sự đồng bộ hóa giữa làm việc và các hoạt động tiêu khiển?
• Giải pháp trò chơi hóa sẽ đáp ứng những nhu cầu nào của khách hàng?

Ngay cả tại thời điểm hiện tại, chúng ta vẫn có thể thấy những người nổi tiếng trên mạng và những người sử dụng Instagram biến những thú vui và sở thích của họ thành những nguồn thu nhập có giá trị. Tuy nhiên, họ cũng chỉ là làn sóng đầu tiên của xu thế này.
Mỗi người tiêu dùng trong tương lai sẽ cần phải tìm một lĩnh vực và một khoảng không gian cho bản thân mình nơi mà họ luôn sẵn sàng để “hiện diện ảo” (Virtually Present) cả ngày lẫn đêm.

7. ĐỘNG LỰC 7:  Bạn sẽ tổ chức doanh nghiệp như thế nào khi lực lượng lao động đang dần được thay thế bởi công nghệ?
Khái niệm về “công việc trọn đời” (job for life) không còn tồn tại vào thời nay nữa, và công việc cũng đang ngày càng phân mảnh. Bản chất cốt lõi của việc “đi làm” cũng đang dần thay đổi.
65% trẻ em bắt đầu đi học trong năm nay sẽ hướng đến các công việc chưa thật sự tồn tại.
57% công việc ở các nước OECD có nguy cơ sẽ bị tự động hóa hoàn toàn.
Người tiêu dùng trong tương lai sẽ phát triển một hình thức nghề nghiệp hoàn toàn mới từ một loạt các kinh nghiệm làm việc ở rất nhiều lĩnh vực, tất cả sẽ kết hợp lại để giúp họ đáp ứng nhu cầu cá nhân, nhu cầu phát triển và tài chính của riêng mình.
Thay vì là một nhân viên tiềm năng trong một lực lượng lao động có kỹ năng cố định (fixed-skills workforce), nhiều người sẽ có thể làm việc theo hợp đồng lao động hoặc làm việc tự do thông qua các hệ thống và nền tảng “kết nối trí tuệ” (“cognitive network”).
Những hệ thống, diễn đàn này sẽ sử dụng công nghệ AI và dữ liệu của người dùng để kết nối họ với những dự án phù hợp dựa trên sở trường, thời gian làm việc và mức lương mong muốn. Chúng sẽ là nơi tạo điều kiện cho con người phát triển, đồng thời quản lý và thực hiện các thủ tục thanh toán, thuế và nhân sự vốn rườm rà và phức tạp.

CÂU HỎI ĐẶT RA CHO NHÀ LÃNH ĐẠO: CHUYỆN GÌ SẼ XẢY RA KHI BẠN KHÔNG CÒN CẦN THUÊ THÊM
NHÂN VIÊN?
• Doanh nghiệp quản lý lực lượng lao động của họ như thế nào khi ngày càng nhiều khía cạnh sẽ được tự động hóa?
• Ai sẽ chịu trách nhiệm cho sự thành công hay thất bại của một công ty khi hầu hết các quyết định đều được tự động hóa?
• Các khoản chi tiêu sẽ đến từ đâu khi các công việc đều được tự động hóa?

Các công nghệ như thực tế ảo và AI sẽ cho phép con người làm việc từ xa một cách hiệu quả. Tuy nhiên, người tiêu dùng trong tương lai thường vẫn sẽ chọn môi trường làm việc chung để duy trì các mối quan hệ xã hội và nghề nghiệp.
Lãnh đạo doanh nghiệp cũng sẽ có khả năng làm thêm nhiều việc hơn, đồng thời các chi phí hành chính cũng được cắt giảm xuống một cách đáng. Chính phủ sẽ tận dụng các nền tảng “kết nối trí tuệ” này để đảm bảo quyền lợi của người lao động, giữ vững nền kinh tế và triển khai hệ thống thu thuế tự động.

8. ĐỘNG LỰC 8:  Cơ sở hạ tầng thông minh có thể tối giản hóa các phương thức đi lại như thế nào?

Các nhà quy hoạch đô thị đã đề cập đến việc nâng cao cơ sở hạ tầng giao thông từ nhiều thập kỉ nay. Tuy nhiên, đối với hầu hết các công dân, việc đi lại giữa 2 địa điểm có thể còn tốn nhiều thời gian và dễ bị gián đoạn bởi tắc nghẽn giao thông hay phương tiện công cộng bị trì hoãn.
Người tiêu dùng trong tương lai sẽ sử dụng dịch vụ đi lại được kết nối tốt hơn và thân thiện với môi trường hơn. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ trở nên thích nghi với thói quen đi lại của người dùng.
Công dân có thể kiểm soát và sử dụng dữ liệu để hỗ trợ cho việc di chuyển bằng bất kỳ phương tiện di chuyển tiện lợi nào để đi đến bất cứ địa điểm nào mà họ muốn. Điều tương tự cũng sẽ được áp dụng cho các công ty vận chuyển hàng hóa.
Phương pháp trao đổi dữ liệu này sẽ cho phép các thành phố quản lý lưu lượng giao thông một cách trực tiếp. Cơ quan vận tải sẽ nghiên cứu được thói quen di chuyển của người dân trong thành phố, từ đó đưa ra các biện pháp quản lý giao thông một cách hiệu quả.

CÂU HỎI ĐẶT RA CHO NHÀ LÃNH ĐẠO: ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA KHI VIỆC ĐI LẠI TRỞ NÊN VÔ CÙNG TIỆN LỢI
VÀ NHANH CHÓNG?
• Khi ô tô tự lái trở nên thịnh hành, quá trình đi lại có trở thành thời gian làm việc hiệu quả?
• Ai sẽ chi trả khoản đầu tư cơ sở hạ tầng cần thiết để xây dựng hệ thống giao thông tiện lợi này?
• Dịch vụ giao hàng đến tay người tiêu dùng liệu có chuyển đổi từ một lợi thế cạnh tranh sang một thị trường cạnh tranh khốc liệt không?

Nếu trong 4 chiếc xe, có 1 chiếc được tự động hóa vào năm 2030, số lượng xe có thể lưu thông qua một con đường cùng một lúc sẽ được cải thiện, cũng như khả năng điều chỉnh giao thông, ùn tắc… Tương tự, nếu con người có giờ giấc và địa điểm làm việc linh hoạt thì số lượng các trọng điểm ùn tắc giao thông giờ cao điểm cũng sẽ giảm xuống.
Với nhận thức cao hơn về quá trình đi lại của một người sẽ phụ thuộc vào kế hoạch di chuyển của những người khác sẽ làm cho con người thay đổi hoàn toàn thái độ của mình đối với việc di chuyển. Công dân sẽ ưu tiên “nhu cầu của hệ thống” thay vì nhu cầu đi lại cá nhân của mình. Theo thống kê, ngày nay, chỉ 15% thế hệ Y cảm thấy việc sở hữu một chiếc xe hơi là thật sự cần thiết.

8 động lực định hình người tiêu dùng tương lai (P1)

Thông qua nghiên cứu và phỏng vấn với các nhà phát minh, lãnh đạo doanh nghiệp và chuyên gia của EY (Ernst and Young) từ khắp nơi trên thế giới, EY xác định hơn 150 yếu tố định hình người tiêu dùng trong tương lai. Các yếu tố này được sử dụng để xây dựng nên 8 giả thuyết liên quan đến 8 khía cạnh quan trọng của đời sống, bao gồm: mua sắm (shop), sinh sống (live), giữ gìn sức khỏe (stay healthy), ăn uống (eat), sử dụng công nghệ hiện đại (use technology), giải trí (play), làm việc (work) và di chuyển (move).

1.  ĐỘNG LỰC 1:  Khi các giao dịch được thực hiện chủ yếu bởi máy móc, giá trị của việc mua sắm là gì?

Hầu hết chúng ta đều có ý thức, ít nhất một phần nào đó, khi đặt mua một món hàng. Tuy nhiên, công nghệ AI sẽ thay thế con người thực hiện ngày càng nhiều các giao dịch này. Người tiêu dùng sẽ nhận được thông tin sản phẩm liên quan với giá cạnh tranh thông qua các hệ thống công nghệ cao (“technology-based platforms”). Những hệ thống này sử dụng công nghệ AI và machine-learning để phân tích số lượng lớn các dữ liệu nhằm dự đoán và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Điều này sẽ khiến các đơn vị trung gian khác trở nên không còn cần thiết.

CÂU HỎI ĐẶT RA CHO NHÀ LÃNH ĐẠO: ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA KHI “MUA SẮM” KHÔNG CHỈ ĐƠN THUẦN LÀ
“LỰA CHỌN VÀ MUA HÀNG”?
• Các thương hiệu cần làm gì để đảm bảo trải nghiệm khách hàng là đồng nhất trên tất cả các kênh bán hàng?
• Các cửa hàng cần thích ứng như thế nào với xu hướng sản phẩm thủ công tại gia (homemade) và sản phẩm mang tính cá nhân hóa cao (personalization)?
• Các thương hiệu lớn sẽ khẳng định mình như thế nào khi quy mô không còn là một lợi thế cạnh tranh?

Theo thời gian, người tiêu dùng sẽ chỉ chọn mua một số lượng các sản phẩm nhất định theo thị hiếu của từng cá nhân. Thiết bị công nghệ cá nhân của mỗi người sẽ đánh giá mức độ cần thiết của các sản phẩm và dịch vụ, và nơi tốt nhất để mua hàng – không chỉ dựa trên tiêu chí giá cả hợp lí, mà còn dựa trên thương hiệu và tên nhà cung cấp phù hợp với các tiêu chí cá nhân mà người tiêu dùng đã đặt ra cho các thiết bị này.
Người tiêu dùng tin tưởng các thiết bị trung gian này có khả năng đưa ra lựa chọn đúng đắn và thay thế con người trong hoạt động mua hàng. Theo thống kê gần đây, 47% người tiêu dùng đã bày tỏ ý định sẵn sàng mua hàng qua chatbot, và gần 1/2 số người tiêu dùng Mỹ nói rằng họ sẵn sàng chia sẻ thông tin cá nhân để nhận được ưu đãi đặt hàng tốt hơn
.
Khi việc mua hàng trở nên tự động hóa, nó sẽ trở thành một hoạt động rất khác so với định nghĩa mua sắm thông thường chúng ta từng biết đến. Người tiêu dùng sẽ chỉ chủ động mua sắm từ một số ít các thương hiệu đã được lựa chọn trước. Những giao dịch này góp phần giúp người tiêu dùng cá nhân hóa những lựa chọn và mang lại một trải nghiệm mua sắm tốt nhất có thể.
Tuy nhiên, hệ quả của quá trình này là phần lớn những sản phẩm tiêu dùng trở nên đại trà hoá, và bộ mặt của ngành bán lẻ sẽ thay đổi một cách vĩnh viễn.

2. ĐỘNG LỰC 2:  Bán sản phẩm hay tiếp cận phong cách sống của khách hàng?

Người tiêu dùng trong tương lai sẽ không còn muốn sở hữu mọi thứ. Thay vào đó, họ sẽ tin tưởng vào các dịch vụ có thể đáp ứng được các nhu cầu của họ ngay khi chúng phát sinh. Các doanh nghiệp sẽ cần phải nắm bắt và hiểu được lối sống và cách làm việc mới của mọi người.
Các công ty ngày nay như Spotify và Uber cung cấp dịch vụ đăng kí trả tiền để được truy cập và trải nghiệm các sản phẩm mà các thế hệ trước phải sở hữu mới có thể sử dụng. Người tiêu dùng đang dần quen với mô hình này và sự tiện ích mà nó mang lại. Người tiêu dùng mong đợi mọi thứ phải linh hoạt và đáp ứng được nhu cầu của họ. Vì thế, mối quan hệ giữa người tiêu dùng và các thương hiệu đang dần thay đổi.

CÂU HỎI ĐẶT RA CHO NHÀ LÃNH ĐẠO: ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA KHI PHONG CÁCH SỐNG THÚC ĐẨY SẢN PHẨM THAY ĐỔI?
• Cần làm gì để giữ được sự trung thành với thương hiệu khi nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi?
• Các thay đổi lớn, chẳng hạn như tỉ lệ sinh thuyên giảm, có ảnh hưởng như thế nào đến chiến lược sản phẩm?
• Giải pháp nào sẽ hỗ trợ linh hoạt cho những người tiêu dùng sống ở những nơi hẻo lánh và cách biệt?

Trong tương lai, mô hình này sẽ được áp dụng cho nhiều loại sản phẩm và dịch vụ hơn. Ngay cả không gian chúng ta đang sống và làm việc cũng sẽ biến đổi để đáp ứng nhu cầu nhất thời.
Do người tiêu dùng ngày nay có thể dễ dàng thay đổi địa điểm và di chuyển từ thành phố này sang thành phố khác, xu hướng tiêu thụ toàn cầu vì thế cũng sẽ thay đổi. Theo dự đoán của Liên Hợp Quốc, tính đến năm 2030, 60% dân số toàn cầu sẽ sống trong các khu đô thị, và cứ 3 người thì có 1 người là người dân thành phố.

3. ĐỘNG LỰC 3:  Khi sức khỏe con người được quản lý tự động, các thương hiệu cần gắn kết thế nào với người tiêu dùng?

Ngày nay, một cuộc sống khỏe mạnh cần rất nhiều nỗ lực và ý chí.
Mỗi người đều cần tự ý thức chăm sóc cơ thể mình từ việc tuân theo một chương trình tập luyện thể dục nghiêm ngặt, đọc các thành phần có trong thức ăn, thuốc và đồ uống… đến việc đi khám răng định kì. Tuy nhiên, hiện có rất ít công nghệ hỗ trợ chăm sóc sức khỏe.
Trong tương lai, khi người tiêu dùng đã có mối quan hệ đáng tin cậy với các nhà cung cấp dịch vụ và sẵn sàng chia sẻ thông tin của mình, con người có thể kết nối với một mạng lưới công nghệ cao tinh vi có khả năng chủ động và tự động giám sát, cải thiện, duy trì sức khỏe và đời sống.

CÂU HỎI ĐẶT RA CHO NHÀ LÃNH ĐẠO: KHI SỐNG KHỎE TRỞ THÀNH MỘT NHU CẦU TẤT YẾU
• Sản phẩm cần được quảng bá như thế nào để “có thể sẵn sàng phục vụ cho mục đích sống khoẻ”?
• Khi phong cách sống đã được định sẵn nhờ vào công nghệ nghiên cứu gen, việc cá nhân hóa sản phẩm cần được thích ứng như thế nào?
• Làm thế nào để khuyến khích người dùng chia sẻ thông tin gen và thông tin sức khỏe cá nhân của mình?

Theo đó, từ những năm đầu đời, trẻ em sẽ được phân tích chi tiết sức khỏe thể chất và tinh thần của mình trong tương lai bằng công nghệ nghiên cứu gen. Bảng phân tích này sẽ thay đổi theo quá trình trưởng thành, ghi nhận các chất dinh dưỡng được hấp thụ và liều lượng vận động tiêu hao qua thời gian. Các dịch vụ và sản phẩm các bé sử dụng cũng sẽ thích ứng với những nhu cầu về sức khỏe luôn thay đổi này.
Người tiêu dùng sẽ ăn các bữa ăn có mùi vị thịt bò, nhưng là protein thực vật có chứa các loại vitamin và thuốc nano được thiết kế cho riêng cơ thể của từng người. Chính phủ Hoa Kì đã và đang chi 1,2 tỉ đôla cho việc nghiên cứu công nghệ nano.
Trong tương lai, những sản phẩm có vẻ giống như đồ ăn thức uống bình thường nhưng lại để phục vụ mục đích dinh dưỡng (“paradox products”) sẽ dần trở nên phổ biến.
Nhu cầu vận động thể thao, hoạt động xã hội, thực đơn ăn uống hằng ngày và các phương pháp điều trị phòng bệnh sẽ được phối hợp và cá nhân hóa vào cuộc sống của người tiêu dùng. Tất cả đều là một phần nhỏ của một trải nghiệm tiêu dùng hoàn toàn tự động hóa, được hỗ trợ bởi một hệ thống thông minh và luôn đổi mới không
ngừng.

4. ĐỘNG LỰC 4:  Khi dữ liệu chỉ rõ tác động của mỗi bữa ăn, người dùng có thể được hỗ trợ đưa ra các thực đơn phù hợp hơn như thế nào?

Thời nay, thực đơn và cách thức ăn uống của người tiêu dùng rất đa dạng.
Người tiêu dùng không thật sự biết được nguồn gốc xuất xứ đồ ăn và cách thức chúng được chế biến như thế nào trước khi đến bàn ăn của họ. Trong tương lai, điều đó sẽ không còn là một nỗi lo nữa. Khái niệm một bữa ăn ngon sẽ hoàn toàn được thay đổi, với công nghệ blockchain có khả năng thiết lập hệ thống sản xuất thực phẩm rõ nguồn gốc và tác động của chúng đến môi trường. Từ đó, con người sẽ rất hạn chế tiêu thụ thịt và tăng cường ăn các loại thức ăn nguồn gốc từ thực vật.
Người tiêu dùng sẽ nhận thức được rất nhiều về dinh dưỡng, cơ thể họ và sự ảnh hưởng của các lựa chọn ăn uống lên sức khỏe cá nhân và môi trường. Nguồn thông tin đáng tin cậy về tình trạng sức khỏe của cơ thể tại bất kì thời điểm nào giúp người tiêu dùng lựa chọn và tiêu thụ các sản phẩm đúng với nhu cầu ăn uống cụ thể và riêng biệt của mình.

CÂU HỎI ĐẶT RA CHO NHÀ LÃNH ĐẠO: ĐIỀU GÌ SẼ XẢY RA KHI CÁC DỮ LIỆU CÓ THỂ QUYẾT ĐỊNH THỰC
ĐƠN CỦA BẠN?
• Trong một thế giới nơi mà mọi thông tin về thực phẩm đều được phân tích rõ rệt, các thương hiệu sẽ tồn tại như thế nào?
• Những sản phẩm phòng bệnh và hỗ trợ chữa bệnh có cơ hội như thế nào trong ngành thực phẩm và đồ uống?
• Xu hướng tiêu dùng dịch chuyển sang các sản phẩm làm từ thực vật sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến ngành nông nghiệp?

Ngày nay, nguời tiêu dùng cần cân bằng giữa ăn ngon, ăn tiện lợi, và sức khỏe. Trong tương lai, người tiêu dùng sẽ không cần phải đưa ra sự lựa chọn giữa các yếu tố nêu trên. Thay vào đó, chúng ta có thể tiêu thụ các loại sản phẩm vừa có lợi cho sức khỏe, vừa nhanh, tiện lợi, vừa ngon, và vừa phù hợp với lối sống của chính mình.
Một khảo soát toàn cầu gần đây cho thấy gần 90% người tiêu dùng sẵn sàng chi trả thêm cho các sản phẩm có thêm những lợi ích về sức khỏe.

(Phần 2 xem tại đây)

Vài dòng về phỏng vấn và việc làm

Hôm nay đọc được bài viết “[Chuyện đi phỏng vấn] Nói như nào – diễn đạt ra sao?” của bạn Chuyện Đi Làm, mình định bình luận vào bài viết đó nhưng thấy hơi dài nên viết ra một bài riêng vậy.

Hồi mới ra trường, mình làm CTV thực tập tuyển dụng, gặp một bạn ứng viên khá thú vị. Trong khi chờ phỏng vấn và sau khi phỏng vấn, bạn đó thường đứng nói chuyện nhiều với các ứng viên khác. Tuy phỏng vấn xong từ 9h sáng nhưng bạn đó ở lại đến tận 12h – khi kết thúc buổi phỏng vấn. Sau khi nói chuyện một lúc, bạn đó chia sẻ rằng thường xuyên đến sớm và ở lại đến cuối buổi phỏng vấn để quan sát và nói chuyện với các ứng viên khác, vừa tìm hiểu thêm thông tin ở các công ty khác, vừa đánh giá được các ứng viên khác đang ở tầm nào, cơ hội của bản thân là bao nhiêu. Lúc đó mình có cảm giác như bạn này là nhà tuyển dụng chứ không phải mình !

Sau này, khi đi làm vài năm rồi, mình có thói quen thỉnh thoảng đi phỏng vấn và gửi hồ sơ đi ứng tuyển – tự gửi hồ sơ khi biết có vị trí hay hoặc gửi hồ sơ khi được headhunt gọi. Mình thấy việc này có 2 ưu điểm, một là để biết năng lực và mức lương của mình đang ở đâu trên thị trường lao động; các doanh nghiệp khác đang trả cho vị trí và công việc mình đang đảm nhiệm ở mức nào. Hai là các doanh nghiệp khác đang triển khai những gì, có các xu hướng, cập nhật mới nào trong ngành. Nếu lâu lâu không có công ty nào tự gọi điện để mời bạn đi phỏng vấn hoặc hồ sơ bạn gửi đi mà bặt vô âm tín thì tự hiểu tình trạng của mình như thế nào đấy :))
Với kinh nghiệm của mình, mình hoàn toàn đồng ý với bạn Chuyện Đi Làm. Thị trường lao động ngày nay rất mở, ranh giới giữa các ngành mờ đi rất nhiều so với trước đây. Việc ứng viên đi phỏng vấn là để tìm công việc và môi trường phù hợp với bản thân, là việc đàm phán bình đẳng giữa hai bên chứ không phải “xin việc”. Và mình thấy rằng, sếp nào hay công ty nào phỏng vấn mà hay hỏi những câu hỏi kiểu như “quy định này ở điều thứ mấy của Luật lao động”, “quy trình xyz có mấy bước”,… tóm lại là những câu hỏi theo kiểu học thuộc lòng, thì thường những sếp hoặc công ty đó “không thú vị”, không có tư duy mở. Mình đánh giá những câu hỏi như vậy mang tính đánh đố, học thuộc lòng và hoàn toàn không cần thiết, bởi lẽ:
1. Không thể đánh giá tất cả kiến thức, kỹ năng của một ứng viên chỉ qua 30 phút hay vài tiếng phỏng vấn.
2. Những câu hỏi như trên không đánh giá được nhiều về ứng viên, quan trọng là cách họ tư duy và xử lý vấn đề như thế nào. Kiến thức của những câu hỏi như trên nếu cần sử dụng thì mang văn bản ra xem chi tiết, chỉ cần biết nó ở văn bản nào để tra cứu là được.
Ngược lại, những sếp hay công ty hỏi những câu hỏi mở, thiên về kinh nghiệm, trải nghiệm của ứng viên thì thường sẽ mang đến những cơ hội mở và trải nghiệm tốt hơn khi bạn làm việc cùng.
Nhân đây cũng nói luôn về việc ứng viên “chém gió” trong buổi phỏng vấn. Mình không ủng hộ việc chém gió quá đà hoặc hư cấu quá, nhưng việc làm đẹp hồ sơ cũng như lung linh hơn cho kinh nghiệm, trải nghiệm của bản thân là cần thiết. Bởi lẽ dù bạn có năng lực hay không, thì phải qua vòng phỏng vấn đã thì mới có cơ hội để thể hiện năng lực hay nhiệt tình đó trong công việc, đừng trông chờ nhà tuyển dụng phải đãi cát tìm vàng.
Còn trong buổi phỏng vấn, có quá nhiều bài viết và hướng dẫn rồi. Mình thấy rằng thể hiện sự tự tin, nhiệt tình và ham học hỏi của bản thân thì bạn sẽ luôn có cơ hội cao trong những buổi phỏng vấn. Công ty nào thì cũng cần những người làm được việc và nhiệt tình trong công việc, dù năng lực ứng viên còn có điểm hạn chế.
Tạm dừng ở đây đã, hôm nào nghĩ ra thêm mình sẽ viết tiếp 😀
Cảm ơn các bạn đã theo dõi.

6 cách để giành lấy quyền kiểm soát sự phát triển nghề nghiệp của bạn nếu công ty không-quan-tâm chuyện đó!

Chúng ta đang ở trong thời đại các cá nhân tự phát triển sự nghiệp của mình. Các công ty thường đưa ra ít chương trình đào tạo chính thức hơn – xu hướng này đã diễn ra nhiều năm gần đây. Điều này có lẽ vì người lao động thay đổi công việc thường xuyên (thời gian người lao động làm việc cho một công ty (job tenure) hiện nay trung bình khoảng 4 năm) nên các công ty không thấy được giá trị khi đầu tư vào người lao động mà có thể nghỉ việc. Điều đó tương phản với sự đầu tư mà những người quản lý cấp cao hơn đã từng làm với cấp dưới. Trong suốt 11 năm làm việc của tôi tại PepsiCo – hầu hết trong thập niên 90, “phát triển cá nhân” được thực hiện với sự khởi xướng chính từ công ty.

Thật không may, các công ty hiện nay không ý thức được việc để mặc người lao động với những lỗ hổng trong kỹ năng và điểm mù mà có thể làm “trật bánh” sự nghiệp của họ và hiệu quả của công ty. Và những người quản lý không giúp đỡ nhân viên. Hầu hết những người quản lý không có thời gian và năng lượng để tập trung vào ai khác vì họ đã quá lo lắng về công việc của họ (their own hides). Trên thực tế, Korn Ferry đã thấy rằng khi các nhà quản lý tự đánh giá họ dựa trên 67 kỹ năng quản trị, “phát triển người khác” xếp cuối bảng.

Một cách lý tưởng, các công ty nên làm nhiều hơn để tạo thuận lợi cho phát triển nghề nghiệp: khuyến khích phản hồi ngay-lập-tức nhiều hơn, đưa ra các tiêu chuẩn rõ ràng về kết quả làm việc, phản hồi tích cực theo cách rõ ràng và khéo léo, và cung cấp nguồn lực và các khuyến khích cho người quản lí để làm cho phát triển cá nhân trở thành ưu tiên. Nhưng trong thực tế thì gánh nặng đang đè lên vai người lao động. Người lao động ở mọi cấp bậc phải học để xác định điểm yếu của họ, tìm ra điểm mù của họ, và củng cố kỹ năng của họ.

Dưới đây là 6 điều bạn có thể làm để giành lấy quyền kiểm soát sự phát triển nghề nghiệp của bản thân.

  1. Hiểu những tiêu chí dùng để đánh giá bạn: Sự thành công ở vị trí của bạn được nhìn nhận dựa trên điều gì? Mục tiêu công việc và các chỉ số đánh giá là gì? Tốt nhất nên xác định những điều này với sếp của bạn, nhưng nếu điều đó không xảy ra, hãy ghi lại những gì bạn hiểu được về các mục tiêu và KPIs. Sau đó mang chúng đến trao đổi với sếp của bạn để đạt được sự đồng thuận, và thực hiện đối thoại liên tục để đảm bảo bạn đi đúng hướng.
  2. Giải quyết điểm mù của bạn: Những người có hiệu suất làm việc hàng đầu luôn học hỏi và điều chỉnh, đồng thời tìm kiếm những phản hồi hàng ngày từ sếp, những người đồng cấp và cấp dưới. Nếu sếp của bạn không chủ động đưa ra những phản hồi, hãy tự thực hiện các cuộc đối thoại. Sau buổi thuyết trình hoặc cuộc họp, hãy nêu rõ một điều mà bạn nghĩ đã làm tốt, và sau đó hỏi ý kiến về một điều bạn có thể cải thiện. Tốt nhất là giữ mọi chuyện đơn giản; hầu hết mọi người chỉ có thể hấp thu một lĩnh vực để cải thiện cùng một lúc. Hãy lắng nghe và cảm ơn sếp của bạn về phản hồi.
  3. Hệ thống hóa việc học hỏi của bạn: Bạn nên giữ những phản hồi và kiến thức bằng nhật ký. Liệt kê 5 đến 10 kỹ năng hoặc năng lực mà bạn cần cho công việc và đánh giá bạn đang ở mức nào (tự đánh giá hoặc nhờ một người tin cậy). Ví dụ bạn là một người làm marketing thương hiệu, bạn tự đánh giá mình được điểm A cho mảng advertising development, điểm B+ cho mảng phân tích giá cả, và điểm C cho marketing thương mại. Hãy tập trung vào điểm C để giảm khoảng trống về kỹ năng. Tìm những phản hồi của ai đó đã từng giữ vị trí như bạn sẽ giúp việc học hỏi nhanh hơn rất nhiều.
  4. Tăng sự hiện diện của bạn đối với lãnh đạo công ty (the C-suite): Không phải lúc nào cũng có thể nhận được sự chú ý của các nhà lãnh đạo cấp cao thông qua công việc trực tiếp của bạn, vì vậy bạn có thể khởi đầu qua các công việc tình nguyện, như công việc từ thiện, sự kiện của công ty hoặc tuyển dụng tại các trường học. Đây là một cách dễ dàng nhưng thường bị bỏ sót để nhập hội với những người ở cấp cao hơn, những người sẽ nhìn thấy bạn trong hành động và lý tưởng thì sẽ chú ý đến những đóng góp của bạn.
  5. Trở thành một chuyên gia để tăng tầm quan trọng của bạn trong công ty: Công ty của bạn có thể đang phải vật lộn với sự chia rẽ do các công nghệ mới như internet of things, trí tuệ nhân tạo, hoặc điện toán đám mây (cloud-based computing). Trở thành một chuyên gia trong bộ phận của bạn về một vấn đề đang nổi lên. Hãy tiến hành nghiên cứu và tổng kết tài liệu, tham dự hội nghị, hoặc viết về các chủ đề. Phát triển chuyên môn trong một khu vực mới bắt đầu có tầm quan trọng ngày càng tăng có thể dẫn đến việc thăng tiến hoặc các cơ hội nghề nghiệp khác.
  6. Tìm kiếm sự cố vấn và hướng dẫn tốt: Góc nhìn của những người cấp cao hơn thì rất có giá trị, nhưng thình lình nói với họ rằng “Trở thành cố vấn cho tôi nhé?” thường sẽ khiến họ bỏ chạy. Hãy thử gặp bằng những cách không chính thức: trong quán café hoặc trong buổi dã ngoại cùng công ty. Tìm hiểu các thông tin về họ và chuẩn bị vài câu hỏi hay về lĩnh vực mà họ là chuyên gia. Một tuần sau hoặc hơn, bạn có thể tiến tới bằng việc mời họ đi café. Trong lần sau này, có thể mối quan hệ cố vấn tự nhiên hình thành.

Để thành thục các kĩ năng cơ bản thì cần thời gian để phát triển. Hầu hết các vị trí, dù là kinh doanh, marketing thương hiệu, logistics hay tài chính doanh nghiệp, để trở nên thành thạo thì thường phải sở hữu 4 – 5 kiến thức cơ bản (functional knowledge) và 4 – 5 kiến thức thực hành (working knowledge). Nếu không có sự sẵn lòng nhận nhiều nhiệm vụ, hoặc thậm chí là những động thái chiến lược bên lề (strategic lateral moves), một bộ kĩ năng hoàn chỉnh sẽ không thể có được. Điều này cần sự kiên nhẫn.

Trong những năm đầu sự nghiệp, tôi vẫn ở cấp quản lý tại PepsiCo trong khi một người bạn tốt của tôi đã lên vị trí phó chủ tịch nhờ việc chuyển sang công ty khác. Nhưng khi kỹ năng của tôi được củng cố, tôi đã hiểu những mảnh ghép của hoạt động kinh doanh khớp với nhau như thế nào thì tiến bộ nghề nghiệp của tôi đã tăng nhanh hơn.

Bộ kĩ năng của bạn là vốn nghề nghiệp sau cùng, do vậy hãy dành thời gian để phát triển những kĩ năng cơ bản. Nhảy việc trong thời gian quá ngắn (ví dụ từ 18 tháng đến 2 năm) sẽ không cho phép bạn phát triển chuyên môn mà bạn cần để phát triển sự nghiệp của mình. Với thời gian và sự kiên nhẫn, và bằng cách chủ động (by taking the initiative), bạn có nhiều khả năng phát triển mạnh hơn trong thế giới DIY này.

Nguồn: https://hbr.org/2018/01/6-ways-to-take-control-of-your-career-development-if-your-company-doesnt-care-about-it

Bạn có đang thực sự làm việc hết mình?

Trích đoạn trong cuốn “Rừng Nauy” – để đây để tự nhắc mình còn phải cố gắng nhiều hơn, để đây để lấy động lực hơn trong những lúc khó khăn…

“Có lẽ thế, nhưng tớ không muốn chỉ nhìn trời và đợi quả rụng. Bằng cách riêng của mình, tớ đang làm việc cật lực. Tớ làm việc còn gấp mười lần cậu.”

“Cái đó có vẻ đúng thật ” tôi nói.

“Đôi khi tớ nhìn quanh và thấy phát buồn nôn. Vì lí do quái gì mà lũ mất dạy này không chịu làm một việc gì đó đi nhỉ? Tớ tự hỏi thế. Chúng không làm một việc mẹ gì hết, và rồi chúng lại rên rỉ vì chuyện ấy.”

Rất ngạc nhiên vì giọng điệu gay gắt của Nagasawa, tôi nhìn hắn và nói:

“Theo cách nhìn của tớ thì mọi người đều làm việc cật lực cả đấy chứ. Họ làm đến nát xương lòi da còn gì. Hay là tớ nhìn nhầm?”

“Đấy không phải là làm việc cật lực. Đấy chỉ là lao lực chân tay”, Nagasawa nói bằng một giọng khẳng định không thể tranh cãi được. “Cái làm việc cật lực mà tớ nói đến nó chủ động và có tính mục đích mạnh mẽ hơn.”

“Cậu muốn nói là, như việc học tiếng Tây Ban Nha trong lúc mọi người khác đều tà tà ư?”

“Đúng thế? Tớ sẽ thành thạo tiếng Tây Ban Nha vào mùa xuân sang năm. Tớ đã học xong tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Đức, và sắp xong tiếng Ý. Cậu cho rằng những cái như thế có được mà không phải làm việc cật lực ư?”

23/3/2018…

Khảo sát lương 2018 tại Việt Nam (cập nhật liên tục)

Dưới đây là các khảo sát lương trong doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam năm 2018, chi tiết và các cập nhật sẽ được bổ sung khi có thông tin mới:

1. Robert Walters – SALARY SURVEY 2018 GREATER CHINA & SOUTH EAST ASIA

https://drive.google.com/file/d/1KFowE3YJIuLB72dJNNNL9YOL8vqGnzI9/view?usp=sharing

Dự đoán nhu cầu về nhân sự ngành HR vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao, đặc biệt là nhân sự có tiềm năng và sở hữu kĩ năng như một đối tác cho hoạt động kinh doanh (business partnering skill sets). Nhân sự khi chuyển việc sẽ kỳ vọng mức tăng thu nhập từ 20-30%.

Ngoài đưa ra tổng quan chung về các ngành nghề, báo cáo đưa ra khảo sát chi tiết cho các ngành:

a. Tài chính – Kế toán

b. Kỹ thuật xây dựng

c. Nhân sự

d. Công nghệ thông tin

e. Pháp chế và Hệ thống quản trị và kiểm soát xung đột (Legal & Corporate Governance)

f. Kinh doanh – Marketing

g. FMCG – Bán lẻ

h. Chăm sóc sức khỏe

i. Công nghiệp

j. Chuỗi cung ứng – Mua hàng – Logistics

2. First Alliances – 2018 SALARY GUIDE VIETNAM

https://drive.google.com/file/d/1rAdmW_MrLGqIZEZa_J7buYa4obtbjgkg/view?usp=sharing

Năm 2018, dự kiến 5 ngành phát triển mạnh nhất là: Bán lẻ/Thương mại điện tử, FMCG, CNTT, Dược phẩm, Dịch vụ, và 5 ngành trả lương tháng trung bình cao nhất là: Xây dựng – BĐS, Kế toán, Tài chính – Ngân hàng, Chăm sóc sức khỏe, CNTT – Viễn thông.

Ngoài đưa ra tổng quan chung về các ngành nghề, báo cáo đưa ra khảo sát chi tiết cho các ngành:

a. Kế toán

b. Tài chính – Ngân hàng

c. Hàng tiêu dùng

d. Xây dựng – Bất động sản

e. Chăm sóc sức khỏe

f. Dịch vụ nhà hàng – khách sạn

g. Nhân sự – Hành chính – Pháp chế – Giáo dục

h. Công nghệ thông tin – Viễn thông

i. Sản xuất

j. Chuỗi cung ứng

k. Các nghề nghiệp sử dụng tiếng Nhật

3. Willis Towers Watson

https://www.willistowerswatson.com/en/press/2017/12/India-China-Vietnam-2018-salary-increases-to-lead-way-in-Asia-Pacific-Willis-Towers-Watson-Study

Dự báo về tỷ lệ tăng lương 2018 tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

most-markets-will-see-a-higher-real-terms-increase

4. Mercer

Post survey seminar – Highlights of 2018 TRS Results

https://uploadfiles.io/d9xbg (Slow download – Free)

5. Adecco

Khảo sát lương 2018 tại Việt Nam.

https://drive.google.com/file/d/1DdlGEEOEXoLvh-Zc-UqWxASs6WQWyXuj/view?usp=sharing

Khảo sát lương 2019 tại Việt Nam xem ở đây.