Bạn có đang thực sự làm việc hết mình?

Trích đoạn trong cuốn “Rừng Nauy” – để đây để tự nhắc mình còn phải cố gắng nhiều hơn, để đây để lấy động lực hơn trong những lúc khó khăn…

“Có lẽ thế, nhưng tớ không muốn chỉ nhìn trời và đợi quả rụng. Bằng cách riêng của mình, tớ đang làm việc cật lực. Tớ làm việc còn gấp mười lần cậu.”

“Cái đó có vẻ đúng thật ” tôi nói.

“Đôi khi tớ nhìn quanh và thấy phát buồn nôn. Vì lí do quái gì mà lũ mất dạy này không chịu làm một việc gì đó đi nhỉ? Tớ tự hỏi thế. Chúng không làm một việc mẹ gì hết, và rồi chúng lại rên rỉ vì chuyện ấy.”

Rất ngạc nhiên vì giọng điệu gay gắt của Nagasawa, tôi nhìn hắn và nói:

“Theo cách nhìn của tớ thì mọi người đều làm việc cật lực cả đấy chứ. Họ làm đến nát xương lòi da còn gì. Hay là tớ nhìn nhầm?”

“Đấy không phải là làm việc cật lực. Đấy chỉ là lao lực chân tay”, Nagasawa nói bằng một giọng khẳng định không thể tranh cãi được. “Cái làm việc cật lực mà tớ nói đến nó chủ động và có tính mục đích mạnh mẽ hơn.”

“Cậu muốn nói là, như việc học tiếng Tây Ban Nha trong lúc mọi người khác đều tà tà ư?”

“Đúng thế? Tớ sẽ thành thạo tiếng Tây Ban Nha vào mùa xuân sang năm. Tớ đã học xong tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Đức, và sắp xong tiếng Ý. Cậu cho rằng những cái như thế có được mà không phải làm việc cật lực ư?”

23/3/2018…

Ebook – Tủ sách Cánh cửa mở rộng

Ngày 25/8/2011, tại TP HCM, Giáo sư Ngô Bảo Châu và người bạn là nhà văn Phan Việt cùng NXB Trẻ ra mắt tủ sách “Cánh cửa mở rộng”, dự án nhằm giới thiệu các đầu sách giá trị trong và ngoài nước đến bạn đọc.

Đúng như tên gọi, tủ sách “Cánh cửa mở rộng” không giới hạn về thể loại. Mục đích trước mắt là giới thiệu các sách văn học, khoa học xã hội – kinh tế và khoa học tự nhiên hữu ích của thế giới và Việt Nam cho độc giả, nhất là độc giả trẻ. Mục đích xa hơn là thúc đẩy tinh thần hiếu học, coi trọng tri thức và các giá trị sống trong các thế hệ người Việt. Dự án này tập trung 80% đầu sách cho các ấn phẩm có khả năng tiếp cận đông đảo người đọc, 20% cho các sách có tính chuyên sâu. Mục tiêu của tủ sách này là trong 2 năm đầu sẽ phát hành 10 đầu sách, sau 5 năm sẽ có từ 30 đến 50 đầu sách.

Giáo sư Ngô Bảo Châu bày tỏ hy vọng, sau khi ra mắt, “Cánh cửa mở rộng” sẽ ngày càng có nhiều độc giả chung thủy, tìm đến để thưởng thức văn học và văn hóa.

Theo giáo sư, sách hay không lúc nào thiếu, điều khó nhất là chọn sách nào để đọc, vì thế, tủ sách này được kỳ vọng là nơi giới thiệu những tác phẩm mà ông và bạn bè cảm thấy tâm đắc nhưng chưa được nhiều độc giả trong nước biết đến.

“Cánh cửa mở rộng là thông điệp ẩn. Cửa rộng mở nhưng không phải dễ dàng để bước qua mà để qua được là một thách thức. Ở đây không phải chỉ có những đầu sách dễ đọc mà còn có những cuốn sách đòi hỏi sự kiên nhẫn và thời gian của độc giả”, vị giáo sư toán học chia sẻ.

Cho đến tháng 07/2017 tủ sách đã được phát hành 26 tựa:

1. Cánh cửa mở rộng – René Leys – Người tình trẻ trong Tử Cấm Thành – Victor Segalen (10/2011)
2. Cánh cửa mở rộng – Cuộc phiêu lưu kỳ diệu của Nils – Selma Lagerlof (10/2011)

MOBI
3. Cánh cửa mở rộng – Chuyện chúng ta bắt đầu – Tobias Wolff (10/2011)
4. Cánh cửa mở rộng – Thợ cơ khí toán học – Mark Levi (11/2011)

PDF
5. Cánh cửa mở rộng – Phải trái đúng sai – Michael Sandel (11/2011)

EPUB  MOBI
6. Cánh cửa mở rộng – Nơi dòng sông chảy qua – Norman Maclean (03/2012)

MOBI
7. Cánh cửa mở rộng – Chết ở Venice – Thomas Mann (03/2012)
8. Cánh cửa mở rộng – Tôi, Charley và hành trình nước Mỹ – John Steinbeck(03/2012)
9. Cánh cửa mở rộng – Zazie trong tàu điện ngầm – Raymond Queneau (11/2012)
10. Cánh cửa mở rộng – Con đường da cam – David Zierler (11/2012)
11. Cánh cửa mở rộng – Thị trấn Tortilla Flat – John Steinbeck (11/2012)
12. Cánh cửa mở rộng – Alain nói về hạnh phúc – Émile Chartier (03/2013)
13. Cánh cửa mở rộng – Báo ứng – Philip Roth (03/2013)
14. Cánh cửa mở rộng – Xác thịt về đâu – Samuel Butler (03/2013)
15. Cánh cửa mở rộng – Khởi sinh của cô độc – Paul Auster (07/2013)
16. Cánh cửa mở rộng – Núi thần 1 – Thomas Mann (07/2013)

MOBI
17. Cánh cửa mở rộng – Thần thoại Sisyphus – Albert Camus (03/2014)

MOBI
18. Cánh cửa mở rộng – Tiền không mua được gì? – Michael Sandel (03/2014)
19. Cánh cửa mở rộng – Chín mươi ba – Victor Hugo (03/2014)
20. Cánh cửa mở rộng – Tất cả chúng ta đều là cá – Neil Shubin (03/2014)

MOBI  WORD
21. Cánh cửa mở rộng – Núi thần 2 – Thomas Mann (09/2014)

MOBI
22. Cánh cửa mở rộng – Cân bằng mong manh – Rohinton Mistry (09/2014)

MOBI
23. Cánh cửa mở rộng – Thác loạn ở Las Vegas – Hunter S. Thompson (10/2014)

MOBI
24. Cánh cửa mở rộng – Hiểu nghèo thoát nghèo – Esther Duflo, Abhijit V. Banerjee(03/2015)

MOBI
25. Cánh cửa mở rộng – 17 phương trình thay đổi thế giới – Ian Stewart (05/2015)
26. Cánh cửa mở rộng – Lũ mục đồng – J.M.G Le Clézio (02/2016)

Hi vọng những cuốn sách này có ích cho các bạn. Kế hoạch của mình trong 5 tháng đọc hết danh sách này, khi nào có thời gian sẽ review cụ thể từng cuốn 😀

Nguồn: http://tve-4u.org/threads/tu-sach-canh-cua-mo-rong.28733/

Tại sao thanh niên ta cứ phải viết blog ‘thiếu muối’?

Không vui với bản thành tích của người Việt

Sáng tạo là đặc tính cơ bản của mỗi cá nhân. Thế nhưng, có lẽ tất cả chúng ta đều cảm thấy không vui mỗi khi nhìn các bảng thành tích sáng tạo của người Việt.

Số ấn phẩm nghiên cứu quốc tế hàng năm thường ít nhất trong khu vực. Năm 2008, cả nước không có một bằng phát minh, sáng chế nào được cấp, trong khi số bằng của Philippines là 76, Malaisia:147, Thailand: 158, Singapore: 995. Rất ít nhà khoa học, học giả, văn nghệ sỹ, và các chuyên gia đạt thành tích cao trên đấu trường quốc tế.

Ở đây, tôi muốn đề cập đến “Sáng Tạo Kiên Trì” và đề xuất cơ chế hỗ trợ phát triển loại hình sáng tạo này.

Sáng Tạo Kiên Trì (STKT) là các sáng tạo đòi hỏi người thực hiện phải đầu tư công sức, tìm tòi, thử nghiệm trong một thời gian dài, có thể sáu tháng, một năm, hoặc lâu hơn nữa.

Giới nghiên cứu thường không lạ lẫm với khái niệm này. Tuy nhiên, STKT không chỉ bó hẹp trong môi trường kinh viện.

alt

Viết một cuốn tiểu thuyết, xuất bản một album nhạc, triển khai một đề án kinh doanh, thiết kế một mô hình tàu lượn hoặc lai ghép một giống cây cũng có thể là những STKT.

STKT có ưu thế vượt trội so với các sáng tạo ngẫu hứng ngắn hạn để tạo sự khác biệt.

Lấy ví dụ, thay vì mỗi ngày viết một bài nhàn nhạt trên blog về một vấn đề khác nhau, một sinh viên có thể để ra một năm nghiên cứu tổng hợp về một chủ đề nào đó (thuộc lịch sử, thiên văn, hay triết học…) rồi viết thành  sách, thậm chí có thể bán được và đem lại niềm tự hào cho người đó suốt đời.

Người Việt có kiên trì sáng tạo hay không? Câu trả lời đã khá rõ ràng.

Cần nhiều bộ não “sáng tạo kiên trì” hơn “nhà thông thái”

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, nền giáo dục với nội dung chương trình quá nặng, không khuyến khích tranh luận là nguyên nhân chủ yếu cản trở tính sáng tạo của học sinh, những người sau này lại trở thành tác nhân sáng tạo chủ yếu trong xã hội.

Một số người bi quan hơn cho rằng, hời hợt, thiếu kiên nhẫn là đặc tính cố hữu của người Việt, khó có thể khắc phục được trong thời gian gần.

Cá nhân tôi cho rằng tâm lý tự ti, sùng ngoại cũng là cản trở đáng kể. Có bao nhiêu thanh niên Việt Nam biết rằng Alvin Toffler viết cuốn “Thăng trầm Quyền lực” (khoảng 500 trang) mất hơn 20 năm? Và Edison đã thí nghiệm thất bại 10.000 lần trước khi chế tạo được bóng đèn? Hay chỉ nghĩ, những người đó làm được những công trình nổi tiếng thế giới là nhờ sở hữu một trí tuệ đặc biệt?

Một số sinh viên còn quan niệm, ở Việt Nam, không thể làm được cái gì, tốt nhất là cố gắng luyện ngoại ngữ. Trong khi đó, có sản phẩm sáng tạo cũng là một ưu điểm rất quan trọng để giành học bổng.

Một vấn nạn khác là xu hướng phấn đấu trở thành “nhà thông thái”: thứ gì cũng đọc, biết một chút, nhưng chẳng sâu sắc thứ gì.nĐọc nhiều nhưng để quá ít thời gian “động não” cho nên không ra được sản phẩm gì đáng kể.

Tôi cho rằng, nước ta hiện nay cần nhiều nhân sỹ trí thức với các STKT hơn là các “nhà thông thái” kiểu đó.

“Văn hoá đọc” hết sức cần thiết, tuy nhiên, phải đi kèm với “văn hoá sáng tạo”. Lấy ví dụ, một thanh niên dự định đọc 300 bài báo, đầu sách để nâng cao hiểu biết thì cũng nên lựa chọn sao cho trong số đó có khoảng 50-100 bài chuyên sâu về một vấn đề, để rồi sau đó tạo ra một sản phẩm mới của riêng mình.

Một số khác, tuy không cố ý trở thành nhà thông thái nhưng dường như cũng không có ý định sáng tạo chuyên sâu.

Đôi khi, tôi bắt gặp môt triết gia nghiệp dư rất có tài, với nhiều ý tưởng hay. Tuy nhiên, phổ quan tâm của họ quá rộng. Mỗi tháng, đề cập một vấn đề khác nhau.

Sau cùng là hạn chế từ chính các cơ quan giáo dục. Mặc dù luôn nêu cao khẩu hiệu “giáo dục tính sáng tạo cho học sinh”, nhưng thực tế có đi đôi với việc làm?

Đã có nhiều cuộc thi đòi hỏi trí thông minh, kiến thức tổng hợp, nhưng còn quá ít các cuộc thi về sáng tạo cho học sinh, sinh viên.

Giới trẻ thuộc lòng tên các quán quân từ các cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympiad”, các cuộc thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế, nhưng thử hỏi có mấy ai nhớ đến người chiến thắng trong các cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên toàn quốc?

Trang web tổng kết 20 năm đào tạo của một trường trung học uy tín như Hà Nội-Amsterdam cũng chỉ có thành tích thi học sinh giỏi chứ không đề cập gì đến các thành tích sáng tạo.

Theo một tài liệu nghiên cứu, trẻ em 5 tuổi có năng lực sáng tạo rất lớn, khoảng 95%; 17 tuổi là 10%; 20-45 tuổi là 5%.

Càng nhiều tuổi, năng lực này không mất đi nhưng chuyển thành dạng tiềm ẩn.

Tôi cho rằng, STKT cũng có thể rèn luyện được và cần luyện từ nhỏ để kích thích trí năng, biến công việc sáng tạo trường kỳ trở thành sở thích và thói quen.

Trước nay, chính vì không có những thể chế thực sự khuyến khích STKT cho nên những đức tính quý báu của người Việt như thông minh, nhiều sáng kiến đã không thể chuyển hoá được thành những công trình có giá trị cao. Đó là lý do tôi viết phần 2.

Nguyễn Kiều Dung (Nghiên cứu sinh Kinh tế, Hoa Kỳ)

Khi người ta bán tuổi trẻ với giá quá rẻ

Tháng 4.2014, tôi đi Tây Ninh. Buổi chiều hôm ấy ngồi trong quán cà phê, nói chuyện với một em trai 17 tuổi. Nhà em ở huyện Bến Cầu. Nghỉ học giữa chừng, em đi làm giữ xe ở quán cà phê, một tháng kiếm 2 triệu, chủ quán bao cơm.

Em ngồi như vậy từ 7 giờ sáng đến 11 giờ tối, cùng với một người nữa, có thay phiên để nghỉ ngơi chút đỉnh trong giờ vắng khách. Mỗi ngày em kiếm được chừng 70.000 đồng. Em không phải người trẻ đầu tiên tôi gặp phải bán thời gian trẻ nhất của mình để kiếm đủ số tiền lo hai bữa ăn và giúp đỡ một người thân nào đó trong cuộc sống thường nhật.

Ở Sài Gòn cũng không khác. Hàng chục ngàn em trai, em gái, 13 -15 tuổi, trẻ trung, xinh đẹp, lơ ngơ vào thành phố, làm một công việc gì đó như giữ xe, ngồi ghi vé xe, ngồi xếp trái cây, đứng xếp sữa lên kệ, ngồi đánh dấu người ra vào cơ quan… Những công việc ấy có ưu điểm: đem lại miếng ăn – vốn cực kỳ ngặt nghèo và khó khăn với những đứa trẻ ở nông thôn, sinh ra trong gia đình nghèo khó và không có việc làm. Em nói với tôi: “Em may mắn có việc, chứ bạn em ngồi quán cà phê cả ngày, không việc làm, lại nợ tiền… cà phê”.

Chuyện nói ra như đùa. Thật là một tin mừng vì cuối cùng những người trẻ ở nông thôn cũng tìm được việc gì đó làm, kiếm được chút tiền cho bữa ăn hàng ngày, và họ không phạm tội ác gì ghê gớm vì… quá rảnh. Nghĩ như vậy cho lạc quan, bởi còn biết bao người trẻ ngoài kia la cà ngoài quán game, thất nghiệp thành trộm cướp, ăn bám gia đình.

Nhưng tương lai của họ là gì, nếu năm tháng đáng giá nhất này, họ chỉ ngồi để kiếm tiền. Họ ngồi hết 8 tiếng, 12 tiếng rồi trở về nhà, ngã lăn trên những tấm chiếu tạm bợ của phòng trọ, ngủ say ngất đi, để rồi sáng mai lại tỉnh dậy, ngồi tiếp những ngày tháng khác hòng có tiền lương mỗi tháng. Họ không tiến triển chút nào trong nghề nghiệp, hoặc có thêm rất ít chuyên môn, vì chuyên môn chính chỉ là ngồi, nhìn, đứng, đi lại, hỏi han, dắt xe.

Đó là các nghề lương thiện. Nhưng đó là các nghề bán đổi tuổi trẻ và thời gian để lấy tiền mưu sinh, nơi các ông bà chủ nhìn vào bạn, thấy bạn 18 -20 tuổi, trẻ khỏe, xinh đẹp, có thể dắt xe không mỏi tay, đứng lâu không mỏi chân, hay xinh đẹp cho khách đến nhìn cho đẹp mắt (giống một cái bình hoa). Người ta trả tiền để mua tuổi trẻ và tháng ngày của bạn, với giá 100.000 đồng 24 giờ. Giá siêu rẻ!

Tôi quen một thầy giáo, ông rất giỏi tiếng Anh. Khi ông theo một chương trình nghiên cứu đi Mỹ, chúng tôi ngồi nói chuyện. Ông kể rằng năm ông 14 tuổi, vì gia đình gặp nạn, cha ông đi tù, mẹ ông từ người làm công chức phải ra hàng chạy chợ kiếm tiền nuôi 4 đứa con. Ông “đã lớn” nên phải theo mẹ ra chợ giữ xe, nghỉ học sớm. Hàng ngày ông xé một trang trong quyển từ điển tiếng Anh loại rẻ tiền mà ông mua ở một hàng sách cũ, dắt theo trong người, rồi ra bãi giữ xe.

Hết ngày hôm đó, dù có phải dắt xe hay không dắt xe, đông khách hay không đông khách, ông cũng quyết phải học thuộc các từ trong ấy, dùng bút chép lung tung vào quyển vở mang theo. Quyển từ điển vơi dần, ông cũng thuộc thêm nhiều từ, nhiều câu, cộng với mấy quyển sách học viết, ông tự học tiếng Anh và vẫn đi giữ xe, kiếm tiền phụ mẹ nuôi em. Khi tiễn ông ra sân bay, tôi không thể tin người đàn ông chững chạc và thành đạt trước mắt mình lại từng 14 tuổi, đi giữ xe, chạy chợ và học thành thạo một ngôn ngữ.

Khi nhìn thấy những ánh mắt trẻ làm các nghề ngồi, nghề giết thời gian đổi tiền, tôi nghĩ tới ông, nghĩ tới cả những người Nhật tôi từng gặp, đi một chuyến tàu 20 phút về nhà cũng giở sách ra đọc, coi như đọc được vài trang. Mỗi ngày người công chức Nhật đi làm đọc 3 trang sách, 30 ngày là được 30 trang từ điển và 90 trang sách. Cái thời gian ngắn ngủi, ngán ngẩm và tiêu tốn mà các bạn đang phải đem ra để đánh đổi lấy tiền ăn, tiền sống, thực ra cũng có thể tận dụng theo một cách khác.

Bạn có thể đọc hết một quyển sách trong 3 tháng, có thể chậm hơn một em sinh viên ngồi cả ngày trong thư viện. Bạn có thể học hết một quyển chuyên đề trong 4 tháng, càng chậm hơn so với một người có chuyên ngành và được cha mẹ trả tiền cho đi học. Nhưng dù chậm trễ đến vậy, bạn cũng đang tiêu xài những khoảnh khắc ngắn một cách có ích, thay vì ngán ngẩm ngồi nhìn khách vào tòa nhà, ngán ngẩm ngồi canh kệ thuốc lá, ngán ngẩm ngồi chờ khách ra xe, ngán ngẩm mở những clip hài trên mạng cho nhau xem, cười hề hề, xem truyện sex (nên đọc khi về nhà ngủ), check Facebook, tán dóc điện thoại, tốn tiền xem hàng online giá rẻ mà không có lúc nào đi mua được.

 

Lâu rồi, trên đài phát thanh tôi từng nghe, có kể chuyện một anh chế máy nông cụ. Người ta hỏi anh vì sao làm công chức giấy tờ lại biết chế máy cho nông dân, mà chế có vẻ thực tế vậy. Anh kể, hàng ngày tôi đi làm, đều phải ngồi xe công ty một tiếng để tới thành phố vào làm. Một tiếng đó tôi ngồi đọc sách, vẽ mẫu, xong đâu đấy thì chế thử, cuối cùng cũng ra.

Vậy là khi vài chục người khác cùng công ty trên chuyến xe của anh đang ngủ, đang tán dóc, đang nghe nhạc, đang nói xấu đồng nghiệp, thì anh ta đọc sách. Với một năm đi làm, anh ta vừa có lương, vừa “thặng dư” được 200 – 300 giờ đọc sách, tức là tương đương 8 – 12 ngày đọc sách 24 giờ liên tiếp. Mớ kiến thức tưởng chừng đùa giỡn của anh công chức, trang từ điển tưởng chừng xé ra chơi của ông thầy, gom lại đã thành một tương lai rất khác của người ta – khi ta trẻ và thừa thãi thời gian để tiêu phí.

Bây giờ còn dễ hơn xưa cả trăm lần. Ông thầy tôi phải tốn công xé giấy, anh công chức phải vác sách theo. Chớ bây giờ, ai cũng có cái điện thoại để nghe nhạc, chơi Facebook, xem phim, xem clip hài. Mấy cái điện thoại đó có thể xem được vô số loại sách vở trên đời, cứ mở ra nhìn vô là thấy thứ để đọc.

Hãy tưởng tượng mà xem, khi bạn 18 -20 tuổi, người ta sẵn sàng thuê bạn để ngồi, để làm bảo vệ, làm tiếp viên, làm nhân viên đón khách… vì bạn trẻ, đẹp, có nụ cười tươi, có sức khỏe, có vóc dáng. Đến khi bạn 40 tuổi, nhan sắc tàn, sức khỏe xấu, vóc dáng béo phệ, và bạn vẫn chẳng biết làm gì hơn là bán thời gian của mình để… ngồi, liệu có còn ai thuê bạn không?

Vào một lúc nào đó…  ta phải chi xài tuổi trẻ của mình một cách hợp lí, dù đang bị trăm thứ cơm áo gạo tiền ghì lấy.

Mình phải biết một thứ gì đó thật tốt, phải có một “chuyên môn” gì đó, dù nhỏ tí xíu và đơn giản, phải có tri thức cho chính mình, dù ít hay nhiều. Trong một bài nói chuyện tôi từng nghe, bà diễn giả bảo bà cực kỳ ngạc nhiên về sự thay đổi của công nhân Trung Quốc, ở khu công nghiệp bà khảo sát, có những lớp dạy tiếng Anh cả 2-3 giờ sáng, dạy theo bất cứ ca nào có công nhân cần học. Và giờ thì giá tiền lương công nhân Trung Quốc hết rẻ nhất rồi vì họ chăm quá mà.

Thôi mình đừng ngồi ngơ ngác nhấn chìm thời gian nữa…. chỉ để đổi lấy vài triệu ít ỏi cho cơm áo hàng ngày.

Blog của Khải Đơn
Ảnh minh họa: Shutterstock

Nguồn: http://ihay.thanhnien.com.vn/pages/20141023/khi-nguoi-ta-ban-tuoi-tre-voi-gia-qua-re.aspx

Truyện vui

Mấy truyện này cũng có từ lâu lắm rồi, nhưng giờ tìm lại trên mạng hầu hết đều đã chết link hoặc xóa bài, mình cũng khá thích nên post lại.

Vit con xau xi 1Vit con xau xi 2Vit con xau xi 3Vit con xau xi 4Vit con xau xi 6Vit con xau xi 5Vit con xau xi 7Vit con xau xi 8Vit con xau xi 9Vit con xau xi 10 Vit con xau xi 11

———————————————————————————————————–

Mu do 1 Mu do 2 Mu do 3 Mu do 4 Mu do 5

Mu do 6 Mu do 7 Mu do 8

———————————————————————————————————-

Nang tien ca 1 Nang tien ca 2 Nang tien ca 3 Nang tien ca 4

Nang tien ca 5 Nang tien ca 6 Nang tien ca 7

 

———————————————————————————————————–

Ba chu lon 1 Ba chu lon 2 Ba chu lon 3 Ba chu lon 4Ba chu lon 5Ba chu lon 6Ba chu lon 7Ba chu lon 8Ba chu lon 9

MỤC TIÊU

Bằng việc trở thành một con người ưa hành động thì ngay bây giờ bạn đã có thể thay đổi được cuộc sống của mình. Khi ấy bạn có đủ sức mạnh để có thể thay đổi. Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ. Bởi đây chính là cuộc sống của bạn. Hãy đưa ra những sự lựa chọn đúng đắn cho mình.

red-aim-target-vector1

Giám mục Fulton J. Sheen đã nói rằng “ Tính cách của một con người cũng giống như việc tạc nên một bức tượng. Con người ta cần phải đánh bại cái khối ích kỉ to đùng trong họ, mà việc này thì đòi hỏi họ phải vô cùng nghiêm khắc với bản thân. Chỉ khi nào làm được việc này thì tính cách của một con người mới bắt đầu thể hiện rõ.”
William James – một nhà triết học Mĩ sống ở thế kỉ 19 cũng đã nhấn mạnh một sự thật mà cho đến ngày nay vẫn còn giữ nguyên tính đúng đắn của nó “Nếu so sánh với những gì mà chúng ta nên làm thì chúng ta chỉ nhận thức được một nửa điều đó. Chúng ta mới chỉ tận dụng được một phần rất nhỏ trong năng lực trí óc và thể xác của mình. Nói mọi việc một cách đại khái thì người ta chỉ có thể sống giới hạn trong năng lực của bản thân mà thôi. Một người có thể có rất nhiều sức mạnh khác nhau nhưng rốt cuộc anh ta vẫn không thể phát huy được chúng như thường.”

Hãy cẩn thận với những người luôn trả lời Không
Nếu bạn là một nhạc sĩ chuyên nghiệp, một linh mục, một nhà thiết kế đồ họa, một chủ nhà hàng hay một nhân viên xã hội thì bạn nên đừng nên hỏi ý kiến lầm người. Bởi họ có thể trả lời Không với bạn. Họ có thể đưa ra mọi lí do biện minh giống như trong sách vở. Họ cũng có thể tìm ra mọi lí do dẫn đến thất bại. Hay họ có thể sẽ hào hứng kể ra những mặt trái của mỗi quyết định mà bạn định đưa ra. Khi đó bạn sẽ có những lời giải thích một cách dễ dàng hay bạn sẽ cảm thấy thỏa mãn với những câu trả lời của họ. Có thể là họ chưa từng thành công trong công việc ấy, vậy thì chẳng có lí do nào mà bạn cũng phải như họ. Cách đây một trăm năm nhà văn Mark Twain đã chứng kiến điều này và ông đã từng nói “Hãy tránh xa những người luôn cố hạ thấp những tham vọng của bạn. Những kẻ tiểu nhân luôn làm như vậy, chỉ có những người thật sự vĩ đại mới khiến cho bạn cũng có cảm giác mình lớn lao và cũng có thể trở thành những con người vĩ đại.” Quan điểm này cũng được một nhà hoạt động xã hội vì trẻ em ở Mĩ – Marian Wright Edelman chia sẻ, bà nói “Không ai có quyền chỉ trích những ước mơ của bạn.” Còn như David Brinkley – một người nói chuyện nổi tiếng trên đài phát thanh Mĩ cũng nhấn mạnh là “Một người thành đạt là một người có thể xây lên một cái móng vững chắc chỉ với những viên gạch mà người khác ném vào anh ta.” Hay như nhà văn, nhà thơ và cũng là một nhà diễn thuyết Ralph Waldo Emerson đã nói “Dù cho bạn có đưa ra quyết định dựa trên những qui tắc nào đi chăng nữa thì luôn có người nói với bạn rằng bạn đã phạm sai lầm.”

Cẩn thận với những người như vậy không bao gồm những người thân của bạn như cha mẹ, vợ hoặc chồng, anh chị em, hàng xóm láng giềng, bạn bè hay bất cứ một ai khác. Lời khuyên đầy ý nghĩa của người khác chỉ có thể đóng vai trò như một chất xúc tác để giúp bạn đưa ra những quyết định của mình. Những lời khuyên ấy có thể cho bạn biết bạn muốn gì và bạn đã chuẩn bị gì để sẵn sàng đạt được những mong ước đó. Giáo sư người Mĩ Leo Buscaglia đã phát biểu rằng “Việc dễ làm nhất trên đời này là hãy là chính mình. Ngược lại cái khó làm nhất lại là biến mình trở thành người như những người khác mong muốn. Đừng để người khác đặt bạn vào tình huống ấy.” Bạn đã có được điều lẽ ra bạn phải có không? Khi công việc của bạn có gặp chút khó khăn, bạn sẽ kiên trì tiếp tục thực hiện nó chứ? Bạn có hay than vãn, rên rỉ, phàn nàn hay cảm thấy nuối tiếc cho mình mỗi khi bạn gặp một vài trở ngại trong cuộc sống không? Bạn sẽ từ bỏ hay mặc kệ nó dù cho bạn chưa gắng hết sức mình? Đừng nên lo lắng, có thể bạn sẽ chẳng bao giờ đạt được quá nhiều điều so với mong ước của mình bởi năng lực bạn thì chỉ có hạn. Tổng thống cộng hòa Séc Vaclav Havel đã nói “Chúng ta không phải ngại ngùng khi mơ ước đến những điều tưởng chừng như không thể nếu như chúng ta muốn những điều dường như không thể ấy trở thành hiện thực.”

Bạn đừng nên hi vọng là thành công sẽ đến với bạn một cách dễ dàng. Sẽ chẳng hề dễ dàng gì khi bạn theo đuổi một điều gì đó. Đơn giản bạn chỉ muốn có một cơ hội để chứng tỏ tất cả những gì bạn có thể làm. Hãy làm những gì cần thiết để biến những khả năng trở thành hiện thực. Khi ấy bạn sẽ cảm thấy rất hứng khởi và đầy quyết tâm. Và đó cũng chính là lúc cuộc sống của bạn cũng trở nên có mục đích. Cách đây hai trăm năm nhà tiểu thuyết người Mĩ Irving đã viết “Những bộ óc vĩ đại có mục tiêu của mình còn những kẻ khác thì chỉ có mong ước mà thôi.” Bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và tràn ngập niềm vui như bạn là một nhà truyền giáo mang năng lực tiềm tàng mà Chúa ban tặng. Bạn đừng nằm mơ mộng viển vông giữa ban ngày như vậy. Đừng trông chờ rằng mọi sự sẽ dễ dàng. Và bạn cũng đừng viện ra mọi lí do biện minh cho mình. Benjamin Franklin – một chính khách Mĩ đã từng nói rằng “Người nào luôn giỏi viện ra những lời biện minh thì hiếm khi có thể làm tốt những việc khác.” Bạn không nên so sánh mình với những người kém tham vọng hơn bạn. Đừng có hỏi liệu mình có thể làm được việc nào đó không mà hãy bắt tay vào làm ngay lập tức. Hãy luôn sống với một tinh thần “mình có thể làm được mọi việc”. Vì khi đó bạn có thể trở thành chủ nhân của một công ty du lịch tốt nhất trong vùng, một luật sư nổi tiếng, hay một nhà thơ. Hay bạn có thể tham dự một cuộc thi chạy marathon. Bạn cũng có thể đạt được một bằng tốt nghiệp đại học xuất sắc. Hoặc bạn có thể được lên võ đai đen. Hãy đọc nhiều sách báo, tham gia vào các hoạt động, tạo nên một mạng lưới các mối quan hệ, tình nguyện và tập làm mọi việc. Khi ấy sẽ chẳng còn việc gì bạn muốn làm mà bạn lại chưa từng làm thử. Hãy nghiên cứu công việc một cách kĩ càng. Tìm xem liệu có ai cũng đã và đang làm việc mà bạn muốn làm không. Bạn hãy nói chuyện với họ và học tập theo những gì họ đã làm. Bây giờ chính là lúc bạn nên bắt đầu làm ngay những việc này.

Hành động là bí quyết của sự thành công

Bạn quan sát học hỏi một việc gì đó. Bạn thử sức mình với nó. Và bạn mắc lỗi. Mary Pickford – một ngôi sao điện ảnh người Mĩ trong thể loại phim câm đã từng nói là “Nếu bạn có mắc lỗi kể cả những sai lầm rất nghiêm trọng thì luôn có một cơ hội khác dành cho bạn. Cái mà chúng ta gọi là thất bại không phải là sự tụt lùi mà chỉ là tạm dừng chân.” Hay nói như Soichiro Honda – người thành lập ra công ty môtô Honda thì “Trong thành công có tới 99% là thất bại”. Bạn quan sát, học hỏi và hãy thử làm lại một lần nữa. Đừng bao giờ từ bỏ việc hoàn thiện mình. Hãy hành động. Bởi đó mới chính là con người bạn. Bạn hãy quan sát cái mà những người khác đã làm và đang làm. Đâu là cái mà bạn muốn làm? Nếu bạn biết là mình có thể làm được việc đó thì bạn nên bắt tay vào làm ngay. Trên đời này trong mọi công việc đều có cả những tay lão luyện lẫn những kẻ chập chững vào nghề. Vì thế mà luôn xuất hiện những tác giả mới, những diễn viên mới, những nhà triệu phú mới nổi, những doanh nghiệp trẻ, những chính khách mới hay cả những vị thánh mới. Ai là người đang hát những bài hát mới hiện nay? Chủ sở hữu những tòa nhà lớn là ai? Người nào đang làm chủ Quốc hội hay Nghị viện ở nước bạn? Ai là chủ tịch của công ty? Ai là tổng giám đốc? Hay ai là một tấm gương đạo đức để người khác noi theo? Mọi việc đều đang thay đổi. Vì thế bạn hãy là một phần trong những thay đổi đó.

Trong cuộc sống bạn muốn những gì? Bạn định nghĩa như thế nào về thành công cá nhân? Hãy viết ra những mục tiêu cũng như các kế hoạch của bạn. Bạn hãy tạo cho mình những nguyên tắc hành động. Tương tự như thế bạn cũng nên xem xét những đặc trưng của những người thành đạt được liệt kê dưới đây. Họ có thể đến từ Mĩ, Đức, Moroco hay Nhật Bản. Họ đến từ khắp mọi nơi trên thế giới. Những con người ấy luôn tồn tại. Nếu thấy cần thiết bạn có thể thay đổi chúng chút ít để phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của bạn. Bạn hãy phóng tầm quan sát của mình ra những người thành đạt xung quanh bạn và hãy làm như họ đang làm. Nếu chỉ có đọc những dòng sau một cách đơn thuần thì sẽ không có lợi ích mấy cho bạn. Còn hơn thế bạn phải làm theo những gì mà bạn đã đọc. Danh họa Vincent Van Gogh đã rất tin tưởng vào hành động, ông nói “Nếu như bạn nghe thấy một tiếng nói vang lên trong bạn rằng Bạn không phải là một họa sĩ mà bạn cứ tiếp tục vẽ thì tất nhiên là tiếng nói ấy sẽ tự mất đi.”

Mục tiêu chính là sự chỉ dẫn của bạn
Bạn có thể nghĩ đến một vài năm sắp tới nhưng bạn cũng hoàn toàn được phép nghĩ xa hơn thế. Bạn sẽ ở đâu sau 20 năm nữa? Hãy nghĩ xa hơn một chút, hãy nghĩ về bạn lúc tuổi già. Bạn sẽ hài lòng với những nỗ lực mà bạn đã cố gắng hết sức mình. Bạn muốn những năm tháng vàng son của mình sẽ tràn ngập những kỉ niệm đẹp đẽ mà không có một chút ân hận nào. Hãy lên kế hoạch cho những điều này.

Đừng để những tính toán này làm bạn thất vọng mà hãy biến chúng trở nên có ích đối với bạn. Hãy nói là bạn muốn khởi đầu công việc kinh doanh của mình nhưng bạn lại nghe nói nhiều về sự thất bại của những doanh nghiệp nhỏ. Đây là một sự thật. Nhưng điều mà bạn thường không nghe thấy lại là hầu hết những sự thất bại đó đều là những lần thử sức đầu tiên của họ. Henry Ford – nhà tư bản công nghiệp Mĩ, người đã sáng lập ra hãng xe ôtô Ford thường nói với các nhân viên của mình rằng “Thất bại chính là một cơ hội để ta bắt đầu làm lại một việc gì đó một cách khôn ngoan hơn.” Những cố gắng tiếp theo trong công việc thường đem lại kết quả cao hơn. Lần thử sức đầu tiên, bạn còn là một lính mới. Lần thứ hai bạn đã có thêm kinh nghiệm mà như người ta vẫn thường nói là chiến trận sẽ tôi luyện người chiến sĩ. Nếu bạn không ngừng cố gắng và học hỏi, bạn sẽ có thể biến những gì khó khăn trở thành lợi thế của mình. Nhà phát minh người Mĩ Thomas Edison đã từng nói rằng “Rất nhiều sự thất bại trong cuộc sống đều là do người ta không nhận ra họ đã gần với sự thành công tới chừng nào khi họ chấp nhận từ bỏ công việc của mình.”

Hầu hết mọi người đều không thấy dễ dàng khi phải vượt qua những thất bại dù lớn hay nhỏ trong cuộc sống. Họ gặp một chút thất bại và họ vội vàng lao vào dốc bầu tâm sự với những “khán giả” đầy sự cảm thông của họ. Đương nhiên là những “khán giả” này sẽ tỏ ra rất thông cảm và tìm mọi lí do biện minh cho quyết định từ bỏ công việc của bạn. Khi ấy bất cứ lí do nào cũng được nêu lên ngoại trừ trách nhiệm cá nhân của bạn. Đó chính là cách mà vô số người đã làm khi mà cuộc sống của họ không như những gì họ mong muốn. Do đó bạn không nên phản ứng với những thất bại của mình theo cách này. Bạn hãy tin tưởng vào bản thân mình. Và luôn cứng rắn trong mọi việc. Bạn hãy lưu ý tới câu nói của Francois de la Rochefoucauld – một nhà đạo đức học người Pháp sống vào thế kỉ 17 “Chẳng có gì là không thể, mọi việc luôn luôn có cách giải quyết của nó và nếu như chúng ta có đủ ý chí và nghị lực thì chúng ta luôn tìm ra được cách để giải quyết công việc. Nhưng nếu chúng ta nói rằng mọi việc là không thể thực hiện được thì đó chỉ là một lời biện minh thường thấy mà thôi.”

Trong thể thao người ta thường được dạy về một bài học như sau. Bạn là thành viên của một đội và đội của bạn đã bị thua trong một trận đấu. Có thể bạn sẽ cảm thấy thật tồi tệ, nhưng bạn không thể chìm mãi trong nỗi buồn đó bởi trước mặt bạn còn có rất nhiều trận thi đấu khác nữa. Bạn phải cho quá khứ trôi đi và sẵn sàng để thi đấu hết sức mình trong các trận thi đấu sắp tới. Đội vô địch nào cũng đã thi đấu với tinh thần này. Hay như nhà tiểu thuyết người Mĩ ở thế kỉ 19 Herman Melville đã nói là “Cái gì tôi dám làm tôi sẽ quyết tâm làm còn cái gì tôi đã quyết tâm làm thì tôi sẽ làm cho bằng được.” Trên đường đời của mình, khi đối mặt với hiểm nguy và thử thách, bạn có thể mắc sai lầm, thậm chí bạn có thể thất bại một, hai lần gì đó. Nhưng bạn không nên đắm chìm trong nỗi luyến tiếc. Bạn cũng đừng tìm ai để gục đầu lên vai họ mà khóc. Mà ngược lại bạn phải chấp nhận sự thất vọng đó. Hãy xét xem đã có những gì xảy ra. Hay bạn có thể làm được gì khác trong lần tới? Hãy thử làm lại một lần nữa. Bạn chỉ thực sự thất bại khi bạn tự nói rằng Tôi đã thất bại. Nó chỉ qua đi khi bạn từ bỏ nó.

Một nhà viết kịch bản phim đã từng nói rằng tại bất cứ thời điểm nào cũng luôn có hàng nghìn kịch bản phim chưa được bán ở Hollywood. Vì thế tỉ lệ thành công cho việc kịch bản của bạn được chấp nhận là không được cao. Tuy nhiên tỉ lệ thành công ấy sẽ tăng vọt lên nếu như đó là kịch bản thứ hai do bạn viết.

Và lí do của việc này là sẽ rất khó khăn để có thể bán được một kịch bản phim nếu như bạn không có một công ty đại diện và các công ty không muốn đại diện cho bạn khi bạn còn khiến cho người ta thắc mắc. Song nếu như bạn đã tham gia vào hai, ba hay bốn kịch bản phim và đó đều là những kịch bản hay thì bạn sẽ có một cơ hội tốt để gây chú ý với một công ty nào đó và khiến cho họ phải đọc kịch bản của bạn và cuối cùng là mua chúng.

Điều mà cả hai ví dụ trên muốn chỉ ra là có những gì mà bạn vẫn hay nghe về việc bắt tay vào kinh doanh hay việc bán một kịch bản phim hoặc mọi việc khác nữa đều chỉ là một bức tranh đã bị bóp méo. Và cái bức tranh ấy bị bóp méo đều là bởi hầu hết mọi người đều không đủ sức kiên trì để thực hiện công việc của họ. Họ thử bắt tay vào công việc kinh doanh và khi mà nó không thành công ngay tức thì họ chẳng bao giờ cho mình cơ hội để làm lại một lần nữa. Hay họ mới chỉ viết ra một kịch bản và sau đó khi họ không thể kí kết bán nó cho một công ty nào đó thì họ liền từ bỏ việc sáng tác của mình. Rất nhiều người đã từ bỏ giấc mơ của họ từ khi còn quá sớm. Nhưng đó sẽ không phải là con người của bạn. Bạn sẽ luôn kiên trì. Tổng thống Mĩ Calvin Coolidge đã vô cùng tin tưởng vào đức tính kiên trì, ông nói “Không có gì trên đời này có thể thay thế được đức tính kiên trì. Tài năng không thể thay thế được bởi chẳng có gì thường gặp hơn là một con người tài năng mà lại không thành đạt. Thiên tài cũng không phải bởi một thiên tài mà không được trao thưởng gì thì hầu như là một điều mà ai cũng biết. Giáo dục cũng không phải bởi thế giới này đã quá đông những con người học hành tử tế mà lại không được thừa nhận. Sự kiên trì và quyết tâm đều có ý nghĩa rất lớn. Và khẩu hiệu “tiếp tục kiên trì” đã giải quyết được vấn đề này và sẽ luôn giải quyết được mọi vấn đề của con người.”

Phải biết kiên trì

Hai nghìn năm trăm năm trước đây, Khổng Tử đã dạy rằng “Dù bạn có tiến chậm như thế nào đi nữa cũng chẳng có vấn đề gì, miễn là bạn không dừng lại.” Sự kiên trì sẽ đem lại cho bạn nhiều người bạn tốt. Hay như Tổng thống Mĩ Abe Lincoln, trước khi trở thành Tổng thống, ông này đã gặp thất bại trong hai công việc kinh doanh và trong sáu cuộc bầu cử.

Walt Disney cũng đã từng bị 1000 ngân hàng từ chối cho vay tiền khi ông cố gắng hết sức để đầu tư xây dựng công viên Disneyland. Mary Kay Ash – một phụ nữ tỉ phú cũng đã chỉ bán được số mĩ phẩm với giá trị chưa tới 2 đôla tại buổi trình diễn đầu tiên của bà. Còn Bill McGowan đã chống lại sự độc quyền của hãng AT&T trong suốt mười năm trước khi ông gây dựng nên thành công của nhãn hiệu MCI. Diễn viên người Mĩ Sylvester Stallone đã từng bị người ta từ chối rất nhiều lần khi ông đang gắng sức để giới thiệu bộ phim kinh điển Rocky của mình.

Bạn hãy bắt đầu ngay từ hôm nay, hãy sống một cách tích cực – một cuộc sống mà bạn làm chủ. Ngay khi bạn đã đặt ra mục tiêu cho mình và bắt đầu thực hiện chúng cũng có nghĩa là bạn đã bước chân vào con đường mà bạn lựa chọn và cuộc hành trình mới chỉ bắt đầu. Thành công hay không cũng ở cuộc hành trình này. Người ta vẫn thường nói rằng thay đổi bản thân mình vừa là điều dễ nhất vừa là điều khó nhất trên đời này. Chỉ có bạn mới có thể thay đổi mình và bạn chỉ có thể thay đổi được bản thân mình mà thôi. Bạn phải có lòng dũng cảm để có thể trung thực với bản thân. Điều gì sẽ khiến cho bạn trở nên tốt nhất? Francis De Sales – một vị thánh của người Pháp đã dạy con người ta rằng “Đừng nên ao ước trở thành bất cứ ai khác ngoài con người thật của bạn và hãy luôn cố gắng là con người ấy một cách thật hoàn hảo.” Trên đời này sẽ chẳng có hai người nào mà mục tiêu và những kế hoạch trong cuộc sống của họ lại hoàn toàn giống nhau. Một người có thể rất khỏe mạnh nhưng trong lao động thì lại lười biếng. Một người nào đó lại có thể là một người giỏi kiếm tiền nhưng lại là một nhà đầu tư kém cỏi. Cũng có người là một người tuyệt vời nhất trong con mắt của mọi người xung quanh nhưng trong gia đình anh ta thì lại không phải như vậy. Bạn hãy nhìn vào những phân loại dưới đây và xác định xem những mục tiêu và kế hoạch nào phù hợp với bạn và hướng đi của cuộc hành trình cuộc đời mà bạn đã lựa chọn. Nhà văn, nhà tâm lí học người Mĩ Mihaly Csikszenthihalyi đã khuyên chúng ta về tầm quan trọng của việc viết ra những mục tiêu và tạo nên một niềm tin riêng cho mình “Những người có một cuộc sống thật mãn nguyện, những người mà cả cuộc sống quá khứ lẫn tương lai của họ đều tốt đẹp cả, nói tóm lại là những người mà chúng ta gọi là hạnh phúc thì nhìn chung đều là những người luôn sống tuân thủ những qui tắc do chính họ đề ra.”

Mục tiêu về tinh thần

Những mục tiêu và tinh thần sẽ đem lại cho bạn một cơ hội để bạn có một cái nhìn toàn diện hơn. Mối quan hệ với Chúa của bạn là gì? Bạn có trách nhiệm gì với môi trường và thế hệ hậu duệ cuả bạn? Bạn định để lại tài sản thừa kế của bạn như thế nào? Cuộc đời bạn đã có những đóng góp gì đối với nhân loại?

Mục tiêu về gia đình

Những mục tiêu này cho phép bạn chia sẻ và hưởng thụ cuộc sống với một người bạn đời thân thiết của mình và để bạn truyền lại những phẩm chất tốt nhất của bạn cho thế hệ sau của mình. Làm thế nào để bạn có thể trở thành một người chồng, người vợ, người cha hay người mẹ, một người chú hay một người dì tốt hơn? Bạn có thể viết một mẩu tin hay một bức thư điện tử, gọi điện hay đến thăm một thành viên sống cô đơn trong gia đình họ hàng của bạn không?

Mục tiêu về sức khỏe

Những mục tiêu về sức khỏe sẽ thử thách bạn để bạn càng khỏe mạnh càng tốt. Bạn không thể thay đổi được gen di truyền của mình hay bạn cũng không thể tránh được tất cả những tai nạn có thể xảy ra trong cuộc đời mình, nhưng bạn cũng không phải sống cả đời một cách ì ạch mệt mỏi. Bạn có hay tập thể dục, kiểm tra cân nặng và ăn ngủ đều đặn không? Bạn có thường ngồi thiền hay sử dụng thời gian yên tĩnh để giảm bớt căng thẳng và chỉnh đốn lại những ưu tiên trong cuộc sống của bạn không? Bạn đã lựa chọn một cuộc sống gắn liền với thể dục thể thao chứ?

Mục tiêu về công danh sự nghiệp

Những mục tiêu về công danh sự nghiệp sẽ hướng bạn vào nhiệm vụ kiếm tiền để bạn có được tất cả những của cải vật chất và thời gian mà bạn muốn cho bản thân và gia đình của bạn. Khi ấy bạn sẽ làm hai công việc cùng một lúc hay chấp nhận làm việc quá giờ? Bạn có đi học trở lại để nâng cao các kĩ năng làm việc của mình không? Bạn sẽ là một nhân viên có giá mà công ty bạn chỉ lo sợ mất đi bạn chứ? Bạn có tự khởi nghiệp công việc kinh doanh của bạn không?

Mục tiêu về văn hóa

Những mục tiêu về văn hóa chính là cơ hội để bạn làm cho cuộc sống của mình thêm tươi đẹp. Bạn có ý định đi tới nhà hát hay các buổi triển lãm không? Bạn có hay thưởng thức hương vị của những món ăn, những loại rượu ngon không? Bạn có hay đọc những tác phẩm sách báo, có nghe những kiệt tác âm nhạc không? Ai hay cái gì khiến cho bạn không thể sống một cách vui vẻ?

Mục tiêu cộng đồng

Những mục tiêu về phục vụ cộng đồng là cơ hội cho bạn đóng góp với xã hội. Bạn có tự nguyện làm việc vì lí do chính đáng ở địa phương mình không? Bạn có thể ủng hộ hay uyên góp tiền bạc không? Bạn sẽ tham gia vào một cuộc chạy để uyên góp tiền cho những người gặp khó khăn chứ? Hay bạn sẽ chạy đua cho một vị trí trong chính trường? Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill đã nói rằng “Chúng ta sống bằng những gì chúng ta kiếm được và chúng ta kiếm sống bằng những gì mà chúng ta đã bỏ công sức ra.”

Mục tiêu về xã hội

Mục tiêu về xã hội như người ta nói là một con đường hai chiều. Bạn có đánh giá cao tình bằng hữu không? Bạn có những hoạt động giải trí nào? Bạn có đưa ra những lời khuyên hay an ủi cho người khác không? Bạn có làm cho người khác có cảm giác luôn được chào đón? Bạn có luôn ăn mặc gọn gàng, xử sự đúng mực và lịch sự không?

Mục tiêu học vấn

Những mục tiêu này sẽ khuyến khích bạn luôn muốn tìm hiểu và học hỏi mọi điều trong cuộc sống. Sách vở, báo chí, những buổi nói chuyện thuyết trình, các cuộc hội thảo, các khóa học và thế giới Internet chính là những nguồn tri thức vô hạn cho bạn. Kỉ nguyên mới này đem lại những cơ hội cho những tiến bộ chưa từng có của khoa học. Vậy bạn sẽ làm gì? Quan điểm của bạn về con người, gia đình, các mối quan hệ và quan điểm về những xã hội tốt đẹp hơn là gì? Bạn sẽ nói như thế nào về thế giới hôm nay?

Mục tiêu đầu tư

Những mục tiêu về đầu tư đòi hỏi bạn bạn phải hi sinh ngày hôm nay cho ngày mai. Bạn đã chuẩn bị cho việc nghỉ hưu lâu dài của mình chưa? Bạn có dành thời gian để suy nghĩ về lợi ích của những khoản tiền trợ cấp hưu trí của mình hay về kế hoạch nghỉ hưu không? Trong lĩnh vực nào thì bạn có những kiến thức chuyên môn mà giúp bạn có thể đầu tư thu lợi nhuận? Bạn có biết những nhà đầu tư thành đạt trên thương trường nào mà bạn có thể học tập theo những lời khuyên hay những chiến lược của họ? Bạn sẽ đầu tư vào thị trường bất động sản cho thuê nhà đất chứ? Bạn có cần bảo hiểm nhân thọ hay bảo hiểm lúc ốm đau không?

Mục tiêu cá nhân

Đối với mục tiêu cá nhân bạn hãy suy nghĩ rộng ra một chút. Bạn hãy cứ mơ ước mà đừng lo lắng gì về năng lực, kinh nghiệm hay tài sản cá nhân của mình. Khi ấy bạn có thể làm được những gì? Bạn sẽ có bao nhiêu tiền? Bạn sẽ gây dựng nên được cái gì? Bạn sẽ sống ở đâu? Nhà của bạn sẽ thuộc loại nào? Đó là một biệt thự hay một căn nhà ở một vùng nông thôn? Bạn muốn đi du lịch ở những đâu? Bạn thích có một chuyến du lịch vòng quanh châu Âu, đến thăm Nhật Bản hay tới công viên Disneyland? Nếu bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn thích thì bạn thích làm gì nhất? Bạn sẽ có một con vật nuôi yêu quí hay có một chiếc xe hơi sang trọng? Bạn sẽ làm gì cho gia đình và bạn bè mình? Hãy thoải mái nghĩ tiếp về những điều này.

Hãy để cho những mục tiêu của bạn phản ánh những gì mà bạn mong muốn. Vậy thì kết quả của những mục tiêu bạn đề ra là gì? Bạn cần phải chắc chắn rằng một khi bạn đã đề ra mục tiêu của mình thì bạn phải đạt được chính xác những gì mà bạn mong đợi. Để cho sau khi tiêu một năm tiền lương mua xe và bảy năm tiền lương mua nhà hay bốn năm để kiếm được bằng đại học thì bạn sẽ không phải cảm thấy thất vọng.

Nguồn:http://web.archive.org/web/20060105104617/http://www.chungta.com/Desktop.aspx/PT-KyNang-SuNghiep/Song/Muc_tieu/

Hai tư giờ để sống, hai tư giờ để yêu và cả cuộc đời để thất bại

Chúng ta cùng thi đỗ đại học.Chúng ta cùng học một lớp.Chúng ta cùng làm một nghề. Buổi sáng chúng ta cùng ăn phở(nếu có tiền!). Buổi trưa chúng ta cùng ngồi một quán cà phê gà gật.Vậy, tại sao có những người sau này ra đời rất hạnh phúc thành đạt, có người giàu sớm, có người cả đời chỉăn đong và than vãn đã bị đặt nhầm chỗ?
Phép chia của tám giờ vàng ngọc

“Tôi đã đi làm mười bảy năm, chuyển qua năm sáu công sở và nhảy việc gấp đôi chừng đó nghề.Rốt cuộc ba năm nay, tôi là một bà nội trợ ở Hà Nội, là một freelance thực sự còn nghiệp dư hơn cả nghiệp dư.Và mỗi ngày cố gắng lắm cũng chỉ làm việc được không quá hai tiếng đồng hồ.

Thế mà có người nói với tôi, hai tiếng đồng hồ mỗi ngày ấy, em không chỉ kiếm ra tiền nuôi được cả gia đình đùm đề, còn xây dựng được thương hiệu cá nhân, thực hiện cả chục cuốn sách một năm, và tạo những điều thú vị nhỏ cho bản thân cũng như những người không quen. Điều ấy một người làm việc tám tiếng một ngày trong giờ hành chính hầu như không phải ai cũng làm được.Thậm chí, họ làm việc tám tiếng chỉ đủkiếm tiền sống.Còn cả đời họ lẫn vào đám đông.Cũng không mang cái gì có ý nghĩa cho ai cả”.

Tôi suy nghĩ mãi về cuộc trò chuyện đó. Hẳn nhiên, người đối diện có vẻ tán thưởng quá đà! Tôi tin bản thân tôi không hề giỏi hơn ai, có vô số người khác xuất sắc trong đời sống.Nhưng phép tính hiệu suất cho mỗi giờ làm việc trong lời khen đó có một điều cốt lõi, chính là nỗibăn khoăn suốt từ khi tôi bắt đầu nhận tháng lương đầu tiên ở báo Hoa Học Trò, ngày vừa tròn 20 tuổi: Điều gì làm nên thành công của một con người?

Chúng ta cùng thi đỗ đại học.Chúng ta cùng học một lớp.Chúng ta cùng làm một nghề. Buổi sáng chúng ta cùng ăn phở (nếu có tiền!).Buổi trưa chúng ta cùng ngồi một quán cà phê gà gật. Vậy, tại sao có những người rất hạnh phúc thành đạt, có người giàu sớm, có người cả đời chỉ ăn đong và than vãn đã bị đặt nhầm chỗ?

Tại sao có người yêu nghề và người chỉ nhăm nhe nhảy việc?

Mỗi khi có ai rủ đi đâu, làm việc gì, nhờ vả nọ kia, rủ đi học ngoại ngữ, hỏi vì sao đã lâu không thấy mặt? Câu trả lời đầu môi của chúng ta luôn là: Tớ bận lắm, dạo này tớ rất bận!

Nhưng, bận rộn không phải lý do cho mọi vấn đề. Bạn có biết, Newton, Anhxtanh hay thậm chí những họa sĩ vừa mở triển lãm, những bà mẹ hạnh phúc bên con, những người thành công hay thất bại trên đường đời, họ cũng chỉ có 24 giờ trong một ngày để sống?

Bạn làm gì vào lúc… ngoài giờ làm?

Ngoài tám giờ vàng ngọc, ai cũng được nghỉ. Bạn có biết, cuộc đời bạn thành đạt hay thất bại lại được quyết định bởi chính khoảng thời gian nghỉ ngơi, từ 8-10 giờ tối mỗi ngày không?

Hiển nhiên, làm việc và học tập vào sáng và chiều đã mang lại cho bạn bằng cấp, công việc, thu nhập, một cái tên chức danh rất kêu trên danh thiếp, thậm chí một CV cực đẹp. Còn sau giờ làm, chúng ta thường sẽ dành thời gian để… ăn!

Ăn với bố mẹ. Ăn tối với bạn bè và lê la quán xá thêm tiếng đồng hồ nữa. Ăn với người yêu, về nhà với con, đi làm rồi thì đi ăn với sếp. Có người bạn tôi thổ lộ, ban ngày anh ta có thể vắng mặt ở cơ quan, sếp họp mà không gọi anh ta cũng không cảm thấy làm sao cả. Thế nhưng nếu đi ăn buổi tối, tiếp khách tối mà sếp không gọi, anh ta cảm thấy mình mất giá trị vô cùng!

Nếu trót lên làm sếp nhỏ, những bữa giao tiếp, những cuộc gặp gỡ buổi tối càng nhiều hơn, quán bia cũng mở cửa ngày càng khuya. Có những khi tôi nghĩ, các anh đàn ông đi uống bia và tiếp khách thực chất là kéo dài ngày làm việc ra thêm một ca nữa, chứ đâu phải vui thú hay có lợi gì cho chính bản thân họ?

Thường sau ăn, chúng ta sẽ làm những việc vụn vặt! Khoảng 8-10 giờ tối sẽ được bạn lần lượt dành cho việc: Học tiếng Anh trong một vài năm, học thêm bằng cấp phụ trong vài năm, tán gái trong một vài năm, giao tiếp thù tạc trong 2-3 năm, chẳng hạn. Rồi sau đó, có thể sẽ có thú vui, hay một kênh thể thao ngốn hết những tối của chúng ta.

Tôi từng thấy, có người bị mắc chứng nghiện ti-vi.Cứ đi làm về là bật ti-vi rồi để đó, phải có tiếng ti-vi thì mới yên tâm.Mặc dù mắt không hề ngó đến ti-vi, và đến trước khi đi ngủ, hỏi hôm nay ti-vi phát cái gì, họ đã hoàn toàn quên mất.Não của họ hoàn toàn ngủ yên trong khoảng thời gian này.

Vào lúc bạn dành khoảng thời gian cá nhân 8-10 giờ tối cho những việc vụn vặt, đọc sách, yêu đương, làm những thú vui nửa vời, cuộc đời bạn sẽ là tập hợp của một chuỗi những thứ vụn vặt ấy. Bao giờ thì bạn phát hiện thấy say mê và sở trường, niềm đam mê mãnh liệt của bạn từ trong những chuỗi hoạt động vụn vặt ấy?

Hay bạn nghĩ, chỉ cần biết mỗi thứ một tí là đã đủ cho đời mình?

Tám giờ tối, bạn làm gì, sẽ quyết định bạn là ai trong đời này?

Tôi tin điều ấy!

Ít nhất, tôi tin rằng những người luôn trong tình trạng thất bại về quản lý thời gian chính là những kẻ thất bại sâu sắc nhất trong cuộc đời này.

Nếu bạn hy sinh những điều vụn vặt, và dành thời gian hai tiếng mỗi tối cho một niềm say mê, bất kỳ điều gì khiến bạn hứng thú, và trung thành với nó, chỉ sau năm mười năm, bạn sẽ biết bạn là ai trong đời sống. Đơn giản chỉ bởi, trong hai tiếng ấy bạn phát huy được năng lực lớn nhất trong lĩnh vực và công việc bạn say mê nhất.

Hãy đọc sách, sách văn học hay sách kỹ năng, thậm chí là sách lịch sử, những giờ buổi tối ấy mang lại cho bạn những của cải vô giá trong tâm hồn, trở thành bản lĩnh văn hóa của một con người trong xã hội.

Nếu bạn dịch sách, đủ để bạn trở thành một dịch giả giàu kinh nghiệmvà tâm huyết. Bạn có biết vì sao Việt Nam có rất nhiều người giỏi ngoại ngữ, hàng năm có hơn mười nghìn thạc sĩ, tiến sĩ giỏi ngoại ngữ từ nước ngoài về, nhưng dịch giả giỏi chỉ đếm trên đầu ngón tay không? Dịch giả giỏi có thương hiệu và cá tính càng hiếm hơn!

Nếu mê mô hình, mê du lịch, mê chụp ảnh, những giờ tự đào luyện buổi tối, dành riêng cho đam mê ấy sẽ khiến bạn không bao giờ nói “Tôi rất bận!” với những đam mê của mình.Nếu bạn mê tiền, điều này thật tuyệt vời, bạn biết dùng hai tiếng đó để tìm kiếm gì rồi, đúng không?

Tôi sợ hãi mỗi khi thấy ai đó nói rằng, họ dành hai tư tiếng để chuyên tâm vào điều gì đó. Cho dù đó là hai tư tiếng để yêu, để sống, để hùng hục làm việc. Bởi nếu không dừng lại để suy nghĩ, dành thời gian để đào sâu vào sở thích cá nhân, tôi e rằng, bạn chỉ có một danh thiếp đẹp mà thôi, bạn không là ai có bản sắc và có tư chất riêng trong đám đông áo nhạt nhòa đi quanh ta mỗi ngày.

Vì rõ ràng trên đời này có hai loại người quá khác xa nhau: Những người vì tiền mà làm việc, có tiền rồi mới đi làm thứ họ thích! Và những người vì làm những việc họ say mê mà ra tiền, và sự nghiệp!

Trang Hạ (Theo Cóc đọc số 46, 9/2012)

http://smiles.vn/hai-tu-gio-de-song-hai-tu-gio-de-yeu-va-ca-cuoc-doi-de-that-bai/

Những bức ảnh tạo động lực

Kho ảnh này tình cờ tôi biết được khi lang thang trên mạng. Có khá nhiều tấm ảnh hữu ích khi cần vực dậy tinh thần cho bản thân hoặc đơn giản là gửi cho bạn bè, người thân. 🙂

Đây là vài tấm ảnh trong số đó, các bạn xem chi tiết tại link cuối bài nhé.

life-defined-271083-500-470

10568794_416483598490752_3178617587113768922_n

another-point-of-view-221078-530-736

d134f70882fc740a614bad3eba639735_l

Link: http://s1221.photobucket.com/user/huynhson87/library/Motivation/?start=all

Khi mọi thứ dường như sụp đổ, khi niềm tin dường như chẳng còn, những bức ảnh này có thể sẽ giúp bản thân tự vực dậy tinh thần, tự đứng lên bằng đôi chân của mình!